Giống nhau
Tết (âm lịch) Nguyên Đán là dịp lễ lớn và quan trọng nhất trong một năm. Tết là dịp để gia đình đoàn tụ và nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả.
Màu đỏ là màu sắc chủ đạo vì nó tượng trưng cho may mắn. Vào Tết ngày xưa, nhà nhà đều treo các câu đối màu đỏ ở trước cửa để cầu chúc những điều tốt đẹp tới vào năm mới.
Người dân 2 nước đều thích treo câu đối. Ảnh: Internet
Dịp Tết, người lớn ở cả 2 nước sẽ tặng cho trẻ con những bao lì xì màu đỏ tươi để cầu chúc cho một năm mới may mắn, thành công, nhiều điều tốt đẹp.
Bữa cơm giao thừa và sáng mùng 1 tết là bữa cơm quan trọng nhất trong năm. Bữa cơm tất niên đêm Giao thừa và phong tục sáng mùng 1 cũng là điểm giống nhau đặc biệt giữa hai quốc gia. Bữa tối đêm Giao thừa trở thành đại tiệc của gia đình với rất nhiều món ăn từ lợn, gà, sau đó mọi người sẽ đón chờ xem pháo hoa vào thời khắc giao giữa năm mới và năm cũ.
Khác nhau
Thời gian ăn mừng Tết có lẽ là điểm khác nhau rõ ràng nhất trong phong tục đón tết ở Việt Nam và Trung Quốc Ở Việt Nam, không khí đón Tết đã bắt đầu tràn ngập từ sau lễ tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời ngày 23 tháng Chạp. Thông thường, tết sẽ kéo dài đến hết mùng 7 tháng giêng.
Còn ở Trung Quốc, truyền thống đón Tết đến khá sớm, bắt đầu từ 8 tháng Chạp, sau đó kéo dài đến tận 15 tháng giêng.
Nếu người Việt thích lấy quất, đào, mai (mang ý nghĩa thịnh vượng, may mắn) trưng chơi ngày Tết thì người Trung Quốc lại thích chơi hoa mơ, thủy tiên, cây cà tím.
Phong tục đón Tết ở Trung Quốc khác Việt Nam ở cách trang trí, chẳng hạn như người Trung Quốc xưa có thói quen treo chữ “Phúc” viết trên giấy đỏ lộn ngược. Theo tiếng Hán, nó có nghĩa “Phúc đảo”, đồng âm với từ “Phúc đáo” (nghĩa là phúc đến, may mắn đến).
Chữ "phúc" đảo ngược. Ảnh: Sina
Ở Việt Nam, có đặc trưng là tục xông đất và trồng cây nêu trước nhà ngày Tết để xua đuổi linh hồn ma quỷ khỏi vào nhà quấy nhiễu gia chủ.
Hai nước còn khác nhau về món ăn ngày Tết. Việt Nam với bánh chưng là món ăn đặc trưng trong ngày Tết theo truyền thuyết từ thời vua Hùng.
Còn Trung Quốc thường ăn những món mang tính biểu trưng cao như cá (ngư – dư thừa của cải), bánh cảo, dánh Du Giác (há cảo Năm Mới), mì Trung Hoa (sự trường thọ), hạt dưa (màu đỏ may mắn)…
Món ăn đặc trưng ngày Tết của hai nước. Ảnh: Internet