Rối loạn tiền đình ngoại biên
MỤC LỤC
Dây thần kinh tiền đình và Rối loạn tiền đình ngoại biên
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên
Triệu chứng rối loạn tiền đình ngoại biên
Các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình ngoại biên hiện nay
Biện pháp phòng ngừa rối loạn tiền đình ngoại biên
Điều trị và ngăn ngừa rối loạn tiền đình ngoại biên bằng thuốc Đông y
Rối loạn tiền đình là một trong những vấn đề mà nhiều người mắc phải. Trong đó, rối loạn tiền đình ngoại biên là phổ biến nhất, gặp phải ở 90% người mắc bệnh. Dạng còn lại, ít gặp hơn, là rối loạn tiền đình trung tâm.
Dây thần kinh tiền đình- ốc tai
Các dây thần kinh sọ là các dây thần kinh tách ra trực tiếp từ não, đối lập với các dây thần kinh gai tách ra từ tủy gai.
Ở người bình thường có tất cả 12 đôi dây thần kinh sọ, có nhiệm vụ truyền tín hiệu về cảm giác và vận động từ não tới các bộ phận khác nhau trên cơ thể.
Dây thần kinh sọ thứ tám được gọi là dây thần kinh tiền đình ốc tai, xuất phát từ trong cầu não, qua lỗ ống tai trong.
Nó bao gồm 2 nhánh chính:
Dây thần kinh tiền đình mang các xung thần kinh liên quan tới cảm giác cân bằng của cơ thể và chuyển động của mắt.
Dây thần kinh ốc tai: chịu trách nhiệm về thính giác.
Cơ quan tiền đình và dây thần kinh số 8
Rối loạn tiền đình ngoại biên là gì?
Rối loạn tiền đình ngoại biên là thuật ngữ để chỉ chung các bệnh lý liên quan đến cấu trúc tiền đình tai trong cũng như phần tiền đình của dây thần kinh sọ thứ tám.
Có sáu dạng rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp nhất hiện nay, lần lượt theo thứ tự bao gồm:
Chóng mặt vị trí liệt lành tính (BPPV)
Bệnh Meniere
Viêm dây thần kinh tiền đình
Bệnh tiền đình hai bên
Liệt tiền đình
Hội chứng mất kinh ống trên
Phân loại rối loạn tiền đình ngoại biên
Dựa vào mức độ của các triệu chứng, người ta chia bệnh thành 2 dạng chính:
Rối loạn tiền đình ngoại biên thể nhẹ: Chóng mặt xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi; chóng mặt xảy ra sau chấn thương nhẹ ở vùng đầu. Trong hầu hết trường hợp, cơn chóng mặt có tính chất thoáng qua, mất đi sau một thời gian ngắn.
Rối loạn tiền đình ngoại biên thể nặng: Chóng mặt nghiêm trọng, xảy ra thường xuyên và kéo dài. Người bệnh không thể đi đứng được, hay thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo buồn nôn, nôn, ù tai và nhiều dấu hiệu trầm trọng khác.
Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ngoại biên
Rối loạn tiền đình ngoại vi thường bắt nguồn từ tình trạng viêm, nhiễm trùng hoặc rối loạn cơ học bên trong mê cung hoặc dây thần kinh tiền đình.
Những nguyên nhân phổ biến bao gồm:
Viêm tai xương chũm mạn tính
Viêm mê nhĩ
Chấn thương (vỡ xương đá): Gãy xương thái dương, hội chứng nứt ống bán khuyên, rò ngoại dịch
Khối u: U góc cầu tiểu não (u dây VIII), u bao sợi thần kinh tiền đình
Bệnh Meniere
Viêm dây tiền đình do virus
Các bệnh tự miễn: hội chứng Cogan, bệnh tai trong tự miễn
Do dùng thuốc: kháng sinh nhóm aminosid, thuốc lợi tiểu như furosemid, acid ethacrynic, thuốc Quinine, salicylate liều cao,...
Các nguyên nhân khác: môi trường sống nhiều tiếng ồn, thời tiết thay đổi đột ngột, ít vận động; căng thẳng, mệt mỏi, áp lực kéo dài hoặc bệnh lý thoái hóa cột sống cổ gây cản trở sự lưu thông mạch máu ở hệ đốt sống thân nền…
Các triệu chứng của hội chứng tiền đình cấp tính bao gồm:
Chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa
Không dung nạp được chuyển động của đầu
Dáng đi không vững
Tư thế không ổn định
Ở dạng mãn tính, triệu chứng chính rối loạn iền đình ngoại biên bao gồm:
Buồn nôn, ói mửa thường xuyên và kéo dài
Giảm thính lực, ù tai, đầy tai, điếc tai
Có thể xảy ra rối loạn vận mạch như da tái xanh, vã mồ hôi, giảm nhịp tim
Rung giật nhãn cầu, ngón tay bị chỉ lệch
Mất cân bằng và mất ổn định
Triệu chứng chính rối loạn tiền đình ngoại biên
Để điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả, điều quan trọng là xác định và kiểm soát nguyên nhân gây bệnh.
Chứng chóng mặt có thể được giải quyết bằng cách giảm liều lượng hoặc ngừng sử dụng các thuốc là nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị bằng thuốc
Tùy vào triệu chứng bệnh và yếu tố nguy cơ, bệnh nhân có thể được chỉ định các thuốc như:
Thuốc điều trị chóng mặt: meclizine, thuốc kháng cholinergic (miếng dán scopolamine), dexamethasone
Thuốc lợi tiểu
Thuốc chống nôn: prochlorperazine
Thuốc giải lo âu: alprazolam
Thủ tục túi nội dịch
Thủ thuật túi nội dịch là phương pháp điều trị bằng phẫu thuật giúp giảm sưng tấy do tích tụ nội dịch (dịch tai trong).
Một phần xương xung quanh tai trong sẽ bị loại bỏ trong quá trình giải nén túi nội dịch hoặc đặt một shunt nội dịch, một ống loại bỏ chất lỏng dư thừa từ tai trong.
Giải phẫu mê cung
Việc loại bỏ toàn bộ cơ quan cảm giác tai trong thường được chỉ định trong các trường hợp kháng sinh không hiệu quả hoặc bệnh nhân bị mất thính lực hầu như toàn bộ.
Phẫu thuật cắt dây thần kinh tiền đình
Phẫu thuật cắt dây thần kinh tiền đình được thực hiện với mục đích điều chỉnh sự cân bằng trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh tiền đình.
Phẫu thuật này có thể được thực hiện để phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tai trong khi bị chóng mặt nghiêm trọng. Sự cân bằng sau đó được điều khiển bởi tai kia.
Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình
Các bài tập được thiết kế nhằm phục hồi lại chức năng bình thường của hệ thống tiền đình
Liệu pháp này có tác dụng giảm tình trạng chóng mặt, đồng thời tăng cường khả năng giữ thăng bằng và tránh té ngã.
Thay đổi lối sống
Nếu một người dễ bị chóng mặt (chóng mặt), họ nên nhận thức được nguy cơ mất thăng bằng, có thể dẫn đến té ngã và gây tổn hại đáng kể.
Nếu cảm thấy chóng mặt, nên ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi cho đến khi hết tình trạng này
Hạn chế việc lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng nếu thường xuyên bị chóng mặt
Tránh việc đọc sách báo hay dùng điện thoại khi ở trên ô tô vì có thể làm tăng cảm giác chóng mặt, buồn nôn.
Nếu có vấn đề về tiền đình, không nên quay cổ đột ngột, đứng lên ngồi xuống quá nhanh hay ngồi một chỗ trong thời gian dài.
Đảm bảo đủ ánh sáng khi ra khỏi giường vào ban đêm, sử dụng các thiết bị hỗ trợ việc đi lại ổn định để tránh té ngã
Điều trị tốt các bệnh lý nguy cơ theo chỉ định của bác sĩ và đi thăm khám thường xuyên
Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh căng thẳng và lo âu
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao uống đủ nước cho cơ thể mỗi ngày
Tránh sử dụng các chất kích thích như caffeine, rượu và thuốc lá
Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học: bổ sung rau củ, các loại cá béo và hạn chế các món ăn chiên xào, dầu mỡ có thể gây tắc nghẽn mạch máu.
Không nên ngồi quá lâu một chỗ trong khoảng thời gian dài, nên đứng lên đi lại và vận động để máu được lưu thông.
Ngay khi gặp những dấu hiệu bất thường nên đi khám bác sĩ ngay để có những chế độ ăn uống sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý nhất.
Theo quan niệm trong y học cổ truyền, tiền đình thuộc về chứng bệnh huyễn vựng, chỉ các tình trạng hoa mắt chóng mặt, ù tai.
Bệnh bao gồm hư chứng và thực chứng, nguyên nhân thường thấy là do can phong nội động, hoặc do Tâm, Thận, Tỳ, Vị hư gây ra.
Khi điều trị thường sử dụng các bài thuốc có tác dụng bổ khí sinh huyết, dưỡng tâm an thần, bổ thận tráng dương và tư âm dưỡng huyết.
Trong đó các vị thuốc chính thường dùng là đương quy, thục địa, ích mẫu, ngưu tất, xích thược, xuyên khung,..
Ngày nay, các phương thuốc cổ truyền chữa chứng Huyễn vựng được chuyển giao và sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO. Với nguồn nguyên liệu được chọn lựa theo tiêu chuẩn và chất lượng nghiêm ngặt nhất, thuốc hoạt huyết Đông y là giải pháp giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, mệt mỏi, đau đầu ở người rối loạn tiền đình.
Không chỉ những người đang có tình trạng rối loạn tiền đình ngoại vi, rối loạn tiền đình trung tâm mà cả người có nguy cơ cao hoặc nghi ngờ mắc bệnh cũng đều có thể tham khảo sử dụng.
Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu Thành phần (Cho 1 viên nén):
Chỉ định: Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não. Liều dùng, cách dùng: Lưu ý: Chống chỉ định: Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Sản xuất bởi: Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022 |