Rét nàng Bân là cách gọi trong dân gian về đợt rét cuối cùng của mùa đông thường xảy ra vào tháng 3 âm lịch ở miền Bắc Việt Nam hay nói chung là cơn rét muộn. Tuy nhiên, không phải năm nào hiện tượng này cũng xảy ra. Theo thống kê, đợt rét nàng Bân gần nhất xuất hiện vào năm 2013, và năm nay 2020 – sau 7 năm – mới xuất hiện trở lại.
Đây là 1 đợt rét đậm, kéo dài vài ngày, thường kèm theo mưa nhỏ, mưa phùn do đặc trưng của kiểu di chuyển của khối không khí lạnh cuối mùa không phải chỉ từ Bắc xuống Nam mà hơi lệch về phía Đông qua vịnh Bắc Bộ, đưa hơi nước từ biển vào, và chúng di chuyển có thể không mạnh.
Nhà thơ Tế Hanh có cách lí giải về tên gọi rét nàng Bân qua bài thơ cùng tên:
Rét nàng Bân
"Nàng Bân xưa may áo ấm cho chồng
Áo may xong không còn mùa lạnh nữa
Nàng Bân khóc, đất trời thương lệ ứa
Cho rét về đáp lại nỗi chờ mong"
Lý giải như sau:
Trong kho tàng truyện cổ tích, thì nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với các chị em của mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về. Tuy nhiên, nàng Bân vẫn được cha mẹ yêu chiều. Ngọc Hoàng và Hoàng Hậu thương con thua em kém chị nhưng không biết làm cách nào, mới bàn nhau lấy chồng cho nàng để nàng biết thêm công việc nội trợ trong gia đình.
Chồng nàng Bân, cũng là một người trên thế giới nhà trời. Nàng yêu chồng lắm. Thấy mùa rét đã đến, nàng dự định may cho chồng một cái áo ngự hàn. Nhưng vì nàng chậm chạp, vụng về, nên công việc may áo diễn ra chậm chạp. Khi trời đã sắp sang mùa xuân mà nàng chỉ mới may được 2 cổ tay áo.
Nhưng nàng Bân không nản chí. Nàng may mãi qua tháng Giêng rồi hết tháng Hai, cho tới khi áo may xong thì vừa lúc trời hết rét. Nàng Bân buồn lắm. Thấy con buồn bã, Ngọc Hoàng mới gạn hỏi. Biết chuyện, Ngọc Hoàng cảm động bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng mặc thử áo.
Từ đó thành lệ, hàng năm vào khoảng tháng Ba tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân. Tục ngữ có câu: “Tháng Giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân” là vì thế.
Ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ, rét nàng Bân còn được gọi là đợt rét Mâm xôi khi cây mâm xôi nở vào đầu và cuối xuân. Nghệ sĩ Hoa Kỳ Mitch Miller đã biểu diễn bài hát này từ cảm hứng bộ truyện ngắn cùng tên của Robert Penn Warren, và trở thành bài hát được bán chạy năm 1955. Alec Wilder và Loonis McGlohon cũng phổ nhạc từ bài hát này; cùng với bản nhạc cổ điển viết bởi Conni Ellisor.
Theo dân gian, "rét nàng Bân" hay xảy ra vào thời điểm tháng 3 âm lịch thường rơi vào đoạn cuối tháng 3 đến đầu tháng 5 dương lịch trong năm.
Bởi thời gian này không khí lạnh vẫn còn hoạt động và vẫn có những đợt gây ra trời rét (tức nhiệt độ trung bình ngày dưới 20 độ C).
Tuy nhiên, không phải năm nào cũng xảy ra thời tiết trời rét trong giai đoạn này. Theo thống kê thì tần suất xuất hiện các đợt rét trong thời gian này khoảng 30%. Như vậy, trung bình thì cứ 10 năm thì có khoảng 3 lần xảy ra.
Theo thống kê, đợt "rét nàng Bân" gần đây nhất xảy ra vào tháng 4.2013 (dương lịch). Như vậy đã 6 năm chưa xuất hiện các đợt rét trong thời đoạn tháng 3 âm lịch.
Tháng 3 âm lịch năm nay trùng với thời gian tháng 4 dương lịch. Theo nhận định nền nhiệt độ trung bình tháng 4.2014 có xu hướng cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 1-2 độ C.
Chính vì vậy, khả năng xuất hiện các đợt rét gọi là "rét nàng Bân" là không cao. Các đợt không khí lạnh chủ yếu gây mưa và làm cho trời chuyển lạnh ở Bắc Bộ, chỉ có thể rét ở một số nơi khu vực vùng núi cao.
Khoảng ngày 14 - 15.4 dương lịch, khả năng sẽ có một đợt không khí lạnh và sẽ gây mưa dông trên khu vực Bắc Bộ, nhiệt độ giảm. Tuy nhiên, ít có khả năng xảy ra trời rét. Trời chỉ chuyển lạnh với nhiệt độ thấp nhất ngày phổ biến giảm xuống khoảng 21-24 độ C, một số nơi vùng núi cao có thể xuống dưới 20 độ C.