Trần Uyên Phương Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát
Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát, sinh năm 1981. Năm 19 tuổi cô bắt đầu chương trình chuyên ngành quản trị kinh doanh tại tại Singapore, sau 4 năm học đại học, trở về Việt Nam làm việc cho Công ty của gia đình, không hề có sự bất kỳ sự ưu ái nào từ ông chủ cũng là người cha nghiêm khắc. Cô gái tự nỗ lực và làm việc không ngừng.
Năm 2006 và 2008 là cột mộc phấn đấu trong sự nghiệp của cô khi công ty tung ra sản phẩm Trà xanh 0 độ và Trà thảo mộc Dr Thanh. Hai sản phẩm này đã tạo tiếng vang lớn trên thị trường lúc bấy giờ. Năm 2015,cô người được chọn thừa kế Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát, sở hữu cơ ngơi hàng tỷ USD và có khát vọng vươn ra toàn cầu.
Năm 2011, bà Trần Uyên Phương vinh dự được Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Cộng hòa Sudan tại Việt Nam giới thiệu với cương vị Lãnh Sự Danh dự nước Cộng Hòa Sudan tại TP HCM
Không chỉ vậy, năm 2011, Trần Uyên Phương vinh dự được chọn làm lãnh sự danh dự Cộng Hòa Sudan tại TPHCM. Không phải là người được đào tạo chính quy để trở thành chính khách nhưng Uyên Phương tự tin với vai trò và nhiệm vụ mới. Cô cho rằng có lẽ sự nhiệt huyết và sự trải nghiệm của mình tại Tân Hiệp Phát đã giúp cô có được sự tín nhiệm của nước Cộng hòa Sudan.
Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, nữ doanh nhân - lãnh sự Danh dự Cộng Hòa Sudan tại TPHCM Trần Uyên Phương đã có những câu chuyện chia sẻ về vai trò của một doanh nhân, nhà ngoại giao. Đời sống Plus ghi nhanh về cuộc trao đổi của Uyên Phương:
PV: Được nhận định là một doanh nhân mềm mại, uyển chuyển nhưng rất quyết đoán và có tầm nhìn, chị nghĩ sao về nhận xét đó?
Uyên Phương: Nhà lãnh đạo cần phải làm gương và kỷ luật với bản thân. Bản thân Phương cũng hiểu khi mình ra quyết định thì sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người. Phải làm sao để mỗi quyết định không chỉ mang lại lợi ích cho cho công ty, cho cá nhân, cho những người xung quanh. Công việc của Phương làm việc với rất nhiều đối tác. Riêng đối với Tân Hiệp Phát cách hành xử làm sao để các bên đều thắng.
Đối với phụ nữ, cách ứng xử mềm mại, uyển chuyển, xử lý tình huống khéo léo trong giao tiếp đó là tố chất trời ban và đây là lợi thế của nữ doanh nhân với vai trò lãnh đạo
Uyên Phương cho rằng "Nhà lãnh đạo cần phải làm gương và kỷ luật với bản thân"
PV: Ngoài vai trò là nữ doanh nhân, lãnh đạo của Tập đoàn Tân Hiệp Phát chị còn là lãnh sự danh dự Sudan tại TP.HCM phải chăng đó là cách chị cống hiến để tạo ra nhiều giá trị?
Uyên Phương: Phương tham gia làm đại sứ danh dự Sudan tại TP.HCM từ năm 2011. Một cái duyên rất tình cờ khi Đại sứ Sudan tìm kiếm một người đại diện cho Sudan tại TP.HCM. Họ cũng có nhiều tiêu chí, gặp gỡ nhiều cá nhân tổ chức lựa chọn người phù hợp.
Phương được đưa vào danh sách và bản thân Phương cũng mong muốn được đóng góp Sudan là quốc gia tại Châu Phi mà ít người biết đến. Nếu có thì chỉ biết đến nội chiến của họ mà ít người hiểu về con người Sudan nhiệt tình, đáng mến. Phương cảm thấy rất tự hào và được đón nhận, mong muốn đem hình ảnh mới cho Sudan.
PV: Vốn là nữ doanh nhân, tham gia vào lĩnh vực ngoại giao đâu là thuận lợi và khó khăn?
Uyên Phương: Trong buổi gặp gỡ giữa lãnh sự với nhau, khi Phương chào các anh chị thì họ có hỏi là khi nào chị Phương đến vì họ cứ ngỡ tôi là thư ký của “bà” Trần Uyên Phương và không ai ngờ mình là người trẻ như vậy. Bản thân Phương được tiếp tục hỏi hỏi những điều mới mẻ và đó là những thứ thu hút Phương. Càng đi nhiều mình càng được truyền cảm hứng mong sẽ đóng góp nhiều hơn nữa. Đó là động lực Phương tiếp tục duy trì vị trí của mình cho đến giờ.
PV: Với vai trò là lãnh sự danh dự Sudan tại TP. HCM, chị đã có cơ hội tham gia diễn đàn, sự kiện giao lưu văn hóa quốc tế chị đã làm thế nào chia sẻ hình ảnh về đất nước con người Việt Nam và Sudan?
Uyên Phương: Khi ở vị trí lãnh sự tôi nhận thấy một trong những sự tương đồng giữa Việt Nam và Sudan là sự kết nối văn hóa và kinh tế. Khi đoàn Việt Nam sang Sudan giới thiệu về đất nước Việt Nam, tối cũng hiểu thêm về ngoại thương Việt Nam cũng như Sudan. Từ 2011 đã có nhiều cá nhân và doanh nghiệp Sudan đã đến Việt Nam. Trong 2016, gần như hàng tuần đều có đoàn của Sudan đến Việt Nam để tìm cơ hội mở rộng thị trường.
PV: Khi đến thăm nước bạn, chị có tìm hiểu về ngành công nghiệp nước giải khát ở nước bạn hay không?
Uyên Phương: Tân Hiệp Pháp là một trong những doanh nghiệp thuộc đoàn của Việt Nam sang Sudan tìm kiếm cơ hội. Sau khi sang Sudan thì nhận thấy ở đất nước bạn đang thiếu rất nhiều nhu yếu phẩm cần thiết về lương thực thực phẩm. Ví dụ có thể kể đến là cơ hội sản xuất mì gói tại đây. Tại Sudan thì tiêu thụ vài trăm ngàn tấn gạo nhưng thị trường trong nước chỉ cung cấp 5% nhu cầu này. Và đây cũng là cơ hội doanh nghiệp các nước trong khu vực Châu Phi và và doanh nghiệp châu Á đang tìm kiếm thị trường.
Đối với Tân Hiệp Phát, nước giải khát và những sản phẩm có lợi cho sức khỏe và các sản phẩm cũng phát triển rất tốt tại Sudan. Tuy nhiên phát triển thị trường tại đây gặp khó khăn về mặt vận chuyển. Tân Hiệp Phát định hướng sẽ mở nhà máy sản xuất tại đây, sẽ là cơ hội tốt hơn, dài hơi của Tân Hiệp Phát.
Sudan được cho là cửa ngõ kết nối với thị trường với Châu Phi để bán sản phẩm của mình với nhiều quốc gia khác. Cơ hội ngày càng nhiều và doanh nghiệp nếu muốn tìm kiếm cơ hội giao thương có thể email trực tiếp cho tôi hoặc qua địa chỉ website lãnh sự quán Sudan tại Việt Nam.
PV: Các doanh nhân thì họ thường ngại nói chuyện về cá nhân và gia đình, đối với Uyên Phương thì sao khi chị vừa viết xong cuốn sách Chuyện nhà Dr Thanh?
Uyên Phương: Tôi xuất thân từ người không giỏi văn, rất nghiệp dư khi viết về văn chương. Vì vậy, tôi dồn tâm huyết viết bằng xảm xúc thật của mình. Tôi đã tìm mọi thông tin, dữ liệu cuộc sống của bố mẹ, để có có cảm xúc viết và cố gắng hoàn thành vào ngày 18/6 - ngày của cha. Đối với tôi đây là món quà tặng cho bố mẹ. Đó là cách thể hiện tình cảm mà tôi đã ấp ủ trong lòng bấy lâu nay.
PV: Ba chị có biết về dự án viết sách này không?
Uyên Phương: Hai cha con đã chia sẻ với nhau khá nhiều khi tôi dự định viết về cuốn sách này. Trước đó, nhiều người khuyến khích viết về cha nhưng đều bị ông gạt đi. “Sếp” Thanh có hỏi tại sao phải viết sách? Bởi khi viết để chê bản thân thì sẽ không ai làm. Còn khi viết để khen bản thân thì “sếp” Thanh ko muốn. Sau đó, việc viết sách đã bị dừng lại.
Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, tôi đã vỡ ra rất nhiều bài học ở các vị trí khác nhau, học hỏi thêm trong quá trình quản lý Tập đoàn Tân Hiệp Phát. Đặc biệt, không thể không kể đến một biến cố xảy ra năm 2014.
Điều khiến tôi thôi thúc hoàn tất cuốn sách đó là có những điều mà ba chưa kịp nói với mẹ cũng là “sếp” của tôi tại Tân Hiệp Phát. Tôi muốn tự tay viết những lời đó như món quà dành tặng cả hai người thân yêu nhất của tôi.
Tôi nghĩ rằng, chờ đến lúc ba mẹ không còn lúc đó họ dù có vui buồn hay không hài lòng đi nữa cũng ko cảm nhận được.
Uyên Phương viết sách “Chuyện nhà Dr Thanh” để tặng ba mẹ
PV: Cuốn sách đã tạo hiệu ứng rất lớn với số đông độc giả. Dường như Tân Hiệp Phát được biết đến nhiều hơn sau khi ra cuốn sách này?
Uyên Phương: Sau khi hoàn thiện cuốn sách tôi cảm nhận đó là sự kết nối cho những người đi trước như bố mẹ tôi đối với thế hệ kế thừa như nhân viên, đối tác, doanh nghiệp nhỏ, hay những doanh nghiệp khởi nghiệp để cùng chia sẻ bí quyết kinh doanh.
Ngày càng có nhiều câu hỏi gửi Tân Hiệp Phát học hỏi về kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, những vấn đề trong quản trị… và ba tôi đã dành thời gian đi nhiều nơi chia sẻ những bài học cho vài chục đến vài trăm cho doanh nghiệp trẻ, giúp họ tránh khỏi những bài học thất bại mà có khi chúng tôi đã trả rất giá đắt mới có được.
PV: Chị có thể chia sẻ bí quyết sống của mình để trở thành nữ doanh nhân thành công?
Uyên Phương: Tôi là người mong muốn sự hoàn hảo, khắt khe với bản thân và khắt khe với cả nhân viên của tôi để có sản phẩm vượt trội tốt nhất. Mặc dù đôi khi sẽ không tránh khỏi sai lầm. Thế nhưng khi ấy mình sẽ học hỏi được nhiều hơn và bản thân trở nên rộng lượng hơn.
Đối với tôi, hạnh phúc là chúng ta tự cảm nhận kể khi chúng ta khó khăn. Hạnh phúc không đến từ việc kinh doanh hay việc là nhà ngoại giao giỏi mà là khi chúng ta chia sẻ, trân trọng những điều nhỏ bé.
Càng lớn tôi càng hiểu lời dặn của ba: “Hãy làm hết sức, đi rồi sẽ tới. Hôm nay phải hơn ngày hôm qua và không bằng ngày mai.”
PV: Xin cảm ơn chị!