Thứ bảy, 20/04/2024 | 00:29
RSS

Phát hiện sinh vật dị thường ở nơi sâu nhất của Ấn Độ Dương

Thứ năm, 02/05/2019, 15:09 (GMT+7)

Ở vực sâu âm u của Rãnh Java, Victor Vescovo và nhóm của ông đã phát hiện và ghi lại được video về "động vật gelatin dị thường, không giống với bất kỳ sinh vật nào từng được phát hiện trước đây".

Mới đây, thợ lặn Victor Vescovo và nhóm bạn của mình, đã thực hiện chuyến thám hiểm mạo hiểm đến đáy Rãnh Java (điểm sâu nhất ở Ấn Độ Dương) để phục vụ cho chương trình Five Deeps Expedition của kênh Discovery.

Tại đây ông vào nhóm bạn của mình vô cùng kinh ngạc khi đã ghi lại được video về "động vật gelatin dị thường, không giống với bất kỳ sinh vật nào từng được phát hiện trước đây".

sinh vật dị thường ở nơi sâu nhất của Ấn Độ Dương
Sinh vật dị thường ở nơi sâu nhất của Ấn Độ Dương. Ảnh: Internet

"Nó thực sự trông như nhân tạo - sinh vật đó lăn ra khỏi bóng tối và đột nhiên quay lại, khiến chúng tôi nghĩ 'Chúa ơi, đó là một loại sứa kỳ lạ'", Alan Jamieson, trưởng đoàn thám hiểm, nói với CNN Travel.

Jamieson kết luận rằng sinh vật này đã thích nghi với các điều kiện cụ thể bên trong Rãnh Java. Trước đó vào tháng 4/2019, các nhà thám hiểm đã phát hiện một hố xanh sâu thẳm ở ngoài khơi bờ biển Belize, Great Blue Hole, được biết đến là 1 bí mật khổng lồ giữa đại dương.

sinh vật dị thường ở nơi sâu nhất của Ấn Độ Dương
Hố sâu xanh thẳm dưới đáy Đại Dương. Ảnh: Internet

Hố xanh có hình tròn, đường kính hơn 300m và sâu khoảng 120m. Theo các nhà khoa học, Great Blue Hole vốn được hình thành từ một hệ thống hang động đá vôi tồn tại trong suốt kỷ băng hà. Khi đó, mực nước biển còn thấp hơn bây giờ rất nhiều. Qua thời kỳ băng giá, nước biển dâng lên ngập các hang động khiến trần động sụp xuống tạo thành Great Blue Hole.

Xem thêm: Thực hư võ cổ truyền Ma Quyền Kì Ảo của Việt Nam khiến bao đối thủ khiếp sợ

N.P (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN