Thứ sáu, 22/11/2024 | 06:54
RSS

PGS Nguyễn Thị Minh Thái: Bị ung thư rồi tôi mới hiểu nỗi sợ là như thế nào

Chủ nhật, 16/04/2017, 07:00 (GMT+7)

Mặc dù phát hiện mình bị ung thư nhưng PGS Nguyễn Thị Minh Thái vẫn chọn cho mình thái độ lạc quan để đối diện với căn bệnh.

Chỉ khi biết mình bị ung thư mới hiểu nỗi sợ như thế nào

PGS Nguyễn Thị Minh Thái, giảng viên khoa Báo chí - Trường ĐH KHXH&NV - Địa học Quốc gia Hà Nội được nhiều thế hệ sinh viên nhớ đến. Mới đây, bà đã chia sẻ câu chuyện điều trị ung thư của mình với thái độ vô cùng lạc quan.

Bà cho biết, trong một lần đau bụng, được gia đình đưa đi mổ cấp cứu ở Bệnh viện Việt Đức. Sau ca mổ cấp cứu ấy, bà biết tin mình bị ung thư đại trực tràng.

PGS Nguyễn Thị Minh Thái nhớ lại: Người mổ cho tôi khi đó là GS Trịnh Hồng Sơn – Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức. Tôi chưa bao giờ bị mổ nên rất lo lắng. Lúc ấy, tôi có nói với bác sĩ Sơn: Liệu mổ thì có chết được không? Bác sĩ khôi hài: “Nếu chị chết thì em và chị cùng dắt tay nhau xuống mồ cho vui”.

PSG Nguyễn Thị Minh Thái rất lạc quan trong việc điều trị bệnh ung thư

CÔNG THỨC UỐNG TỪ GỪNG GIÚP KHỎI HẲN UNG THƯ

Ca mổ kết thúc, khi tỉnh dậy, tôi hay tin mình mang trọng bệnh và cần tiếp tục điều trị hóa chất. 

Tuy nhiên, khi xuống Bệnh viện K, bác sĩ không thể điều trị cho PSG Nguyễn Thị Minh Thái vì bà vừa trải qua hậu phẫu lại thêm tiểu đường. Bà được bác sĩ khuyên về uống thuốc.

Sau khi uống thuốc đến tháng thứ 4, bà tiếp tục điều trị hóa trị 12 đợt liên tiếp. “Mỗi đợt như một quả bom chạy qua người, tiêm thuốc và đeo thuốc nhưng tôi vẫn đi làm, như lên chương trình Giai điệu tự hào, mà không ai biết” - PGS Thái kể lại.

Là bệnh nhân ung thư, PGS Thái cho rằng, bệnh ung thư cần phải được kiểm soát và những người bị bệnh phải được giải thích và điều trị tử tế. “BS. Trịnh Hồng Sơn điều trị cho tôi có nói bệnh ung thư là bệnh 50/50, tức 50 là tinh thần, 50 là thể chất. Nhưng với tôi, tôi chọn 60 tinh thần. Thực sự, chỉ khi biết mình ung thư mới biết sợ là như thế nào", PGS Thái chia sẻ.

GS. Trịnh Hồng Sơn cũng cho biết, PGS. Nguyễn Thị Minh Thái bị ung thư biểu mô tuyến đại tràng và đã làm phẫu thuật điều trị. Tại Việt Nam bệnh nhân phát hiện ung thư đại trực tràng giống như PGS Thái không phải hiếm, chỉ đến khi tắc ruột, đau bụng mổ cấp cứu mới phát hiện ra ung thư.

“Có những bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng, khi mổ ra nạo đi hơn 400 hạch trong bụng. Việc thường xuyên nội soi, kiểm tra đại trực tràng sau tuổi 40 rất quan trọng để phát hiện sớm bệnh”, ông Sơn cho biết.

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa không được phép xem nhẹ

Theo báo cáo của Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan, WHO 2012), ở Việt Nam, ung thư đại trực tràng là 1 trong 6 loại ung thư phổ biến nhất, đứng sau ung thư phổi, gan, vú, dạ dày và cổ tử cung.

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư đại trực tràng:

Tuổi tác: tuổi càng cao thì khả năng mắc càng cao. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trên 90% ca ung thư đại trực tràng xuất hiện ở người trên 50 tuổi.

Người mắc bệnh viêm ruột không rõ nguyên nhân như: Crohn, viêm loét đại trực tràng chảy máu.

Người có người thân trong gia đình bị bệnh ung thư đại, trực tràng (cha, mẹ, anh, chị, em ruột…).

Một số hội chứng do gen di truyền: bệnh polyp có tính chất gia đình, hội chứng Lynch.Lối sống: ít tập thể dục hoặc vận động; chế độ ăn ít rau, quả, nhiều mỡ; béo phì; uống rượu; hút thuốc lá...

Tất cả các rối loạn đường tiêu hóa đều không được xem nhẹ

SỰ THẬT VỀ VIỆC CHỮA KHỎI UNG THƯ NHỜ LÁ ĐU ĐỦ

Bàn về vấn đề này, BS. Nguyễn Thị Lan, chuyên khoa Tiêu hóa, BV Đa khoa Medlatec cho biết, bệnh ung thư đại trực tràng biểu hiện ở tất cả những gì có rối loạn về đường tiêu hóa từ trên miệng xuống hậu môn. Vì thế khi phát hiện bị rối loạn tiêu hóa như: đi ngoài hay rặn, hôm táo, hôm lỏng, có khi kèm theo máu nhầy, uống thuốc kháng sinh kéo dài không khỏi…. thì phải đi khám ngay lập tức để loại trừ và phát hiện bệnh sớm nếu có.

Nếu phát hiện ung thư giai đoạn muộn thì có người bệnh có thể sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng. Theo BS. Lan, thực tế, để phát hiện ung thư đại trực tràng khi thăm khám không khó khăn, bác sĩ chỉ cần thăm khám bằng tay, chưa cần đến các biện pháp thụt hay soi đã có thể có kết luận bệnh.

Ung thư đại trực tràng nếu phát hiện sớm, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt bỏ khối u, kèm theo hóa, xạ trị theo phác đồ của bác sĩ. Nếu đáp ứng điều trị, hiện tỷ lệ bệnh nhân tái phát bệnh trong 1 năm đầu chỉ còn 11%. Nhiều bệnh nhân đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh.

Công thức uống từ nghệ giúp bệnh nhân khỏi đau dạ dày

Hải Bình
Theo Đời sống Plus