Theo y học cổ truyền, cả hành lá và thịt chó đều có tính nóng. Kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau dễ sinh nhiệt, gây nóng cho cơ thể. Hậu quả là gây đầy bụng, chướng bụng, tả lỵ. Nặng hơn, ăn thịt chó với hành sống có thể dẫn đến tử vong vì ngộ độc.
Khi chế biến hành lá chung với đậu phụ, thành phần acid oxalic trong hành lá sẽ kết hợp với Calci trong đậu phụ tạo thành tinh thể Calcium oxalate. Hợp chất Calcium oxalate rất có hại đối với cơ thể.
Một lượng nhỏ có thể gây ngứa, nóng rát trong miệng. Một lượng lớn hơn gây suy giảm chức năng tiêu hóa, giảm hấp thu calci, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.
Trong tôm chứa nhiều calci. Kết hợp các thực phẩm này với nhau cũng tạo ra tinh thể Calci oxalate, chất gây hại cho đường tiêu hóa. Do đó, khi chế biến, không nên nấu chung tôm với hành lá.
Theo Đông Y, hành và tỏi đều có tính cay nóng. Dùng đồng thời hai vị thuốc này với nhau gây tăng sinh nhiệt, gây nóng cho cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến thận và dạ dày. Đặc biệt, ăn hành lá và tỏi lúc đang đói có thể gây viêm dạ dày cấp tính.
Các acid amin chứa lưu huỳnh trong hành lá kết hợp với acid hữu cơ với sự xúc tác của các enzyme có trong mật ong, dễ dàng phản ứng và sinh ra các chất độc hại. Các sản phẩm này gây kích thích hệ tiêu hóa, kích thích dạ dày dẫn đến tiêu chảy, đầy bụng, chướng bụng.
Đường là gia vị thường được sử dụng trong các món ăn. Tuy nhiên, khi nấu các món ăn chứa hành lá, bạn cần hạn chế thêm đường. Một số trường hợp sau khi ăn hành lá kết hợp với đường đã có biểu hiện khó thở, tức ngực,…
Ngoài ra, một số thực phẩm khác cũng được khuyến cáo không nên chế biến chung với hành lá như:
- Rong biển: Hành lá kết hợp với rong biển tạo sỏi Calci oxalat.
- Táo: Hành lá kết hợp với táo có thể gây tử vong vì ngộ độc.
- Thịt cóc: Hành lá dùng chung với thịt cóc có thể sinh độc.