Thứ năm, 25/04/2024 | 06:32
RSS

Những 'thủ phạm' đặc biệt gây hại cho sức khỏe trong mùa hè nắng nóng

Thứ bảy, 09/05/2020, 10:35 (GMT+7)

Thời tiết cả nước đang bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt, nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bạn không có biện pháp phòng chống.

Những vấn đề sức khỏe cần lưu ý trong mùa nắng nóng
Mùa nắng nóng cần lưu ý những vấn đề sức khỏe . Ảnh minh họa

Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao kéo dài ảnh hưởng tới hầu hết các vật thể sống. Làm thế nào để giữ cho bản thân,  gia đình và những vấn đề sức khỏe nào có thể gặp trong điều kiện thời tiết nắng nóng?. Dưới đây là những vấn đề về sức khỏe trong mùa nắng nóng bạn cần lưu ý:

Sốc nhiệt: Sốc nhiệt hay say nắng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, khiến nhiệt độ cơ thể tăng vọt. Tốt nhất nên tránh ra ngoài trời trong khoảng từ 12h trưa đến 4h chiều, luôn mặc đồ chống nắng và thoa kem chống nắng khi ra ngoài.

Cháy nắng: Cháy nắng, hay bỏng nắng, khiến da đỏ rộp, đau rát và chạm vào thì thấy nóng. Bạn có thể bị cháy nắng sau vài giờ tiếp xúc với tia UV mà không có biện pháp bảo hộ. Do đó, hãy thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 40 trở lên khi ra ngoài trời, theo VOV. 

Ngộ độc thực phẩm: Thời tiết nắng nóng là điều kiện cho các tác nhân gây ngộ độc như vi khuẩn, virus và kí sinh trùng phát triển. 

Đau đầu: Thời tiết nắng nóng khiến các mạch máu não giãn nở, gây đau nhức đầu. Đau đầu cũng có thể là do mất nước và sốc nhiệt. 

Phát ban nhiệt: Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời có thể gây các nốt phát ban đỏ và ngứa trên da. 

Thương hàn: Bệnh thương hàn là một dạng nhiễm trùng đường tiêu hóa do khuẩn Salmonella Typhi gây ra. Vi khuẩn này lây lan qua nước hoặc thức ăn bẩn. 

Một số lời khuyên để bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng

Theo bác sĩ Nguyễn Mai Hoàng chia sẻ trên Sức khỏe & Đời sống, những ngày trời nóng, nên uống nhiều nước hơn bình thường. Nắng nóng làm con người đổ mồ hôi nhiều hơn, nên uống nước trước khi cảm thất khát để tránh mất nước.

Không được uống aspirin và acetaminophen khi bị say nắng nóng vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu phải làm việc ngoài trời hoặc tập thể dục nên uống từ 2-4 ly nước mỗi giờ, không nên bổ sung nước bằng nước ngọt hay đồ uống có cồn.

Người trên 65 tuổi và trẻ sơ sinh, không nên ra ngoài trong thời tiết nắng nóng. Nếu người già có những triệu chứng như chuột rút, đau đầu, buồn nôn cần gọi sự giúp đỡ ngay.

Với trẻ nhỏ thường mải chơi, nguy cơ mắc các bệnh do nhiệt cao hơn ở người lớn do trẻ thường không tự uống bổ sung nước, dấu hiệu cảnh báo một đứa trẻ mắc bệnh do nhiệt tương đối muộn hơn người lớn.

 Không nên để trẻ trong xe ô tô một mình, dù chỉ trong thời gian ngắn. Xử trí nghi ngờ bị các bệnh do nắng nóng, cần đưa người bệnh vào chỗ mát, nằm xuống, uống nước, làm mát da bằng cách áp những miếng vải ướt lên vùng da.

Hạo Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN