Thứ sáu, 29/03/2024 | 05:43
RSS

Những hạn chế "chết người" của bóng đá Việt Nam

Thứ năm, 31/08/2017, 08:17 (GMT+7)

Thất bại của U22 Việt Nam tại đấu trường SEA Games đã tốt cáo những hạn chế chết người của bóng đá Việt Nam.

Thiếu những HLV đẳng cấp

Không phải đến khi U22 Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng SEA Games 29, mà ngay thất bại của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2016, người hâm mộ và các chuyên gia hầu như đã nhận ra một sự thật, bóng đá Việt Nam đang thực sự thiếu vắng những HLV đẳng cấp, người biết đoàn kết các cầu thủ trẻ và phát huy một cách cao độ tài năng thực sự của họ, cũng như có những chiến thuật hợp lý tại các sân chơi khu vực và châu lục, qua đó có thể mang về cho bóng đá Việt Nam những danh hiệu danh giá làm rạng ranh bóng đá nước nhà.

Điều này được minh chứng bằng thành tích kém cỏi của U23 Việt Nam dưới thời các HLV nội tại sân chơi SEA Games. Theo thống kế trong 5 lần bị loại sau vòng bảng SEA Games, có đến 4 lần các đội tuyển U23 Việt Nam bị loại khi được dẫn dắt bởi các HLV nội như HLV Vũ Văn Tư (1991), Trần Bình Sự (1993), Hoàng Văn Phú (2013),  Nguyễn Hữu Thắng (2017), HLV ngoại duy nhất khiến đội tuyển Việt Nam bị loại ở vòng bảng SEA Games là ông Dido, người Brazil.

Kể từ năm 1995 đến năm 2011, ở 9 kỳ SEA Games liên tiếp, chúng ta dùng HLV ngoại, và gần như có thành tích ngay lập tức. Để lại dấu ấn lớn nhất trong số các HLV ngoại làm việc ở giai đoạn này có các ông Weigang (Đức), Riedl (Áo) và Calisto (Bồ Đào Nha), thậm chí U23 Việt Nam có tới rất nhiều lần vào chung kết SEA Games và giành huy chương bạc, trong giai đoạn này.

Thiếu những lò đào tạo trẻ chất lượng

Một thực tế khác không thể phủ nhận đó là bóng đá Việt Nam hiện tại quá thiếu những trung tâm đào tạo bóng đá trẻ chất lượng, số lượng các lò đào trẻ đạt tiêu chuẩn hiện tại chỉ đếm trên đầu ngón tay như HAGL JMG, Hà Nội FC, Viettel, PVF…

Con số này là vô cùng khiên tốn so với vài ba chục lò đào tạo chất lượng của Thái Lan, điều đó giải thích tại sao, bóng đá Việt Nam vẫn luôn thất bại “nấm lưng trắng bụng” trước người Thái mỗi khi hai đội đối đầu.

U22 Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng SEA Games 29. Ảnh :Zing

Hy vọng rằng trong thời gian tới, các ông bầu bóng đá Việt Nam sẽ có ý thức hơn trong công tác đào tạo trẻ, qua đó sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn những lò đào tạo trẻ chất lượng và sẽ khai sinh ra thật nhiều những tài năng trẻ của bóng đá Việt Nam, qua đó giúp bóng đá trên dải đất hình chữ S ngày càng phát triển và chinh phục được những danh hiệu danh giá tại đấu trường khu vực và châu lục.

V.League quá yếu kém

Ngoài việc thiếu những hẳn HLV đẳng cấp, thiếu những lò đào tạo trẻ chất lượng, thì V.League quá yếu kém không giúp ích nhiều cho sự phát triển của các cầu thủ trẻ, cũng là thực tế đáng buồn không thể phủ nhận của bóng đá Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

Có rất ít các cầu thủ trẻ ở độ tuổi U22 được tham dự sân chơi này, thay vào đó vị trí của họ là “đánh bóng băng ghế dự bị” tại các câu lạc bộ, trái ngược với bóng đá Thái Lan. Ở xứ chùa vàng hầu hết các cầu thủ ở lứa tuổi mười chín, đôi mươi đã tham dự Thái League.

Thậm chí không ít trong số họ đã có suất ở đội tuyển quốc gia, tham dự AFF Cup. Điều đó giải thích tại sao các cầu thủ trẻ Thái Lan chơi rất hay ở sân chơi trẻ như SEA Games và dễ dàng lên ngôi vô địch ở giải đấu này, dù rằng nhiều khi Thái Lan tham dự Đại hội thể thao Đông Nam Á với đội hình chưa phải là mạnh nhất.

Buổi tập đầu tiên của ĐTVN dưới thời tướng Chung. Nguồn: Style thần tượng

Nguyễn Hưng
Theo Đời sống Plus/GĐVN