Triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa có thể nói là căn bệnh không gây chết người nhưng những ảnh hưởng mà căn bệnh này gây cho cơ thể cũng như bệnh nhân không ít khó chịu, khổ sở, phiền hà một cách dai dẳng trong cuộc sống hàng ngày.
Tình trạng hệ tiêu hóa bị rối loạn xuất hiện khi thói quen đại tiện bị thay đổi, đau bụng âm ỉ do các cơ vòng co thắt, hoạt động không ổn định. Đa số nguyên nhân gây ra căn bệnh này đều do thói quen ăn uống không khoa học khiến hệ tiêu hóa hoạt động không đúng cách và bị rối loạn. Ảnh hưởng của rối loạn tiêu hóa đến cuộc sống người bệnh.
Thay vì sử dụng thuốc tây cho “tiện”, chúng ta không nên bỏ qua một số bài thuốc dân gian có khả năng chữa lành vết thương, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa rất tốt.
Các loại hoa quả chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ tiêu hóa. Không cần sử dụng như thuốc chỉ cần sử dụng chúng như những loại hoa quả bình thường mà hàng ngày bạn ăn. Các mùi vị đặc trưng khiến bạn dễ ăn hơn khi các loại thức ăn khác đều làm bạn cảm thấy đắng miệng. Cùng tìm hiểu các loại quả có khả năng hỗ trợ đường tiêu hóa dưới đây.
Phật thủ:
Theo y học cổ truyền phật thủ có vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng hành khí chỉ thống, hóa đờm, kiện vị, chỉ khái, có tác dụng chữa ho và là vị thuốc giúp tiêu hóa tốt.
Cách dùng: Lấy 30g phật thủ tươi, thái lát, sắc kỹ lấy nước uống trong ngày. Hoặc: Phật thủ 30g, quả cam tươi 30g, sắc uống 2 lần vào buổi sáng và chiều. Uống 3 - 5 ngày.
Quất:
Quả quất được dùng làm nước giải khát, chữa khó tiêu và chữa ho.
Cách dùng: Quả quất chín 1kg, rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim châm sâu vào quả nhiều lỗ. Cho quất vào lọ cùng với 2kg đường kính, cứ một lớp quất lại một lớp đường, đậy kín để trong vòng 7 ngày, thu được sirô quất màu vàng, mùi thơm. Khi dùng, lấy 1 - 2 thìa to sirô quất pha với 100ml nước đun sôi để nguội uống.
Trần bì:
Là vỏ phơi khô của quả quýt chín, họ cam. Theo Đông y, trần bì có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí, hòa vị, cầm nôn mửa. Thường dùng điều trị ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy, tiêu đờm, giảm ho.
Cách dùng: Xé vài miếng trần bì, rửa qua nước ấm cho sạch, bỏ vào cốc nước sôi, hãm trong 15 - 20 phút có thể dùng được. Chú ý chỉ uống nước lúc còn đang nóng, bỏ bã.
Gừng:
Gừng tươi được dùng làm thuốc chữa nôn mửa, bụng đầy trướng, để kích thích tiêu hóa, giải độc. Ngày dùng 4 - 8g sắc uống.
Rau mùi:
Rau mùi là loại rau gia vị phổ biến. Theo Đông y, rau mùi có vị cay, tính ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa, chống đầy hơi.
Cách dùng: Có thể dùng làm rau gia vị ăn kèm với các món ăn hoặc lấy rau mùi tươi rửa sạch, giã nát, thêm một chút nước vắt lấy nước cốt uống mỗi lần 2 - 3 thìa, có tác dụng chữa ăn không tiêu, đầy bụng, khó chịu ậm ạch.
Chuối: Là một loại thực phẩm được đánh giá là tốt cho hệ tiêu hóa khi bị các hội chứng rối loạn tiêu hóa. Trong chuối chứa rất nhiều vitamin A và kali. Chuối là thực phẩm có tác dụng làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, kích thích não bộ hoạt động.
Bạc hà:
Từ xa xưa bạc hà đã được biết đến là một vị thuốc nam, Đối với bệnh rối loạn tiêu hóa, bạc hà có khả năng giảm thiểu sự khó chịu của dạ dày và mát gan, thúc đẩy quá trình thanh lọc cơ thể. Nếu dùng một vài lá bạc hà hàng ngày thì bộ máy tiêu hóa của bạn sẽ được làm sạch hơn, nỗi lo về bệnh đau dạ dày cũng được giảm bớt.