Thứ hai, 23/06/2025 | 16:22
RSS

Nhức xoang trán: Đừng chỉ dùng thuốc giảm đau

Thứ năm, 29/05/2025, 19:42 (GMT+7)

Nhức xoang trán là tình trạng đau âm ỉ hoặc dữ dội vùng trán do viêm xoang gây ra. Triệu chứng này thường đi kèm nghẹt mũi, chảy dịch và cảm giác nặng đầu, nhất là khi cúi xuống.

Nguyên nhân, cách điều trị nhức xoang trán

MỤC LỤC

Nhức xoang trán là tình trạng gì?

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Các biện pháp điều trị nhức xoang trán

Nhức xoang trán là tình trạng gì?

Nhức xoang trán là triệu chứng thường gặp khi xoang trán bị viêm hoặc tắc nghẽn. Vùng xoang này nằm ngay phía sau trán, trên ổ mắt. Khi niêm mạc xoang bị viêm, mủ ứ đọng lại gây ra áp lực và đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội.

Vị trí các xoang ở người trưởng thành

Nguyên nhân gây nhức xoang trán

Nhức xoang trán có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Viêm xoang trán cấp/mạn tính
  • Dị ứng thời tiết bụi mịn, phấn hoa
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên (cảm cúm, viêm mũi họng)
  • Lệch vách ngăn mũi, polyp mũi
  • Hút thuốc lá, tiếp xúc khói bụi thường xuyên 
  • Các yếu tố khác: Sự thay đổi áp suất không khí, hệ miễn dịch suy yếu, chấn thương vùng mặt,...

Triệu chứng thường gặp 

Ngoài cảm giác đau nhức ở trán, bạn có thể gặp các triệu chứng khác đi kèm: 

  • Đau nhức vùng trán và quanh mắt
  • Đau theo chu kỳ: Cơn đau thường nặng hơn vào buổi sáng, giảm dần vào giữa trưa
  • Chảy nước mũi: Dịch mũi có thể trong, đặc, hoặc có màu vàng xanh
  • Nghẹt mũi: Cảm giác tắc nghẽn ở một hoặc cả hai bên mũi.
  • Giảm hoặc mất khứu giác.
  • Ho, đau họng: Do dịch mũi chảy xuống họng.
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao (thường gặp trong viêm xoang cấp tính do vi khuẩn).
  • Mệt mỏi, uể oải.
  • Đau mắt, chảy nước mắt khi cơn đau nặng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Mặc dù nhiều trường hợp nhức xoang trán có thể tự khỏi hoặc giảm nhẹ với các biện pháp chăm sóc tại nhà, bạn nên đi khám bác sĩ nếu:

  • Các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày mà không cải thiện.
  • Sốt cao liên tục hoặc tăng nặng.
  • Đau dữ dội không giảm khi dùng thuốc giảm đau thông thường.
  • Sưng tấy, đỏ ở mắt, trán hoặc má.
  • Nhìn mờ hoặc nhìn đôi.
  • Có dấu hiệu lú lẫn hoặc thay đổi ý thức.
  • Các triệu chứng tái phát thường xuyên.

Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm xoang đang trở nên nghiêm trọng hoặc có biến chứng.

Các biện pháp điều trị nhức xoang trán 

Điều trị nhức xoang trán thường cần xác định chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, kết hợp đồng thời điều trị y khoa và chăm sóc tại nhà. 

Điều trị tại nhà hỗ trợ giảm triệu chứng

Các biện pháp này giúp giảm nhẹ triệu chứng khó chịu, làm loãng dịch nhầy và tăng cường sự lưu thông của xoang:

  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày giúp rửa trôi chất nhầy, vi khuẩn, virus và các tác nhân gây dị ứng ra khỏi mũi và xoang, giảm sưng tấy niêm mạc.
  • Xông hơi: Hơi nước ấm giúp làm ẩm niêm mạc, làm loãng chất nhầy đặc và giúp chúng dễ dàng thoát ra ngoài, giảm áp lực xoang. Có thể sử dụng thêm tinh dầu bạch đàn, bạc hà, tràm trà,...để tăng cường tác dụng thông mũi xoang.
  • Chườm ấm: Nhiệt ấm giúp làm dịu cơn đau, giảm áp lực xoang và thúc đẩy lưu thông máu.
  • Uống đủ nước: Uống nhiều nước lọc, trà ấm (gừng, chanh mật ong, hoa cúc), súp giúp làm loãng chất nhầy, giúp chúng dễ dàng thoát ra ngoài hơn.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Cơ thể cần được nghỉ ngơi để tập trung năng lượng chống lại nhiễm trùng và phục hồi.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Giúp giữ không khí trong phòng ẩm, tránh khô niêm mạc mũi xoang, làm dịu đường thở.
  • Tránh các yếu tố kích thích: Tránh khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất, mùi hương mạnh, không khí lạnh hoặc khô.

Trà chanh mật ong ấm có thể giúp loãng dịch nhầy, giảm viêm xoang

Điều trị bằng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ)

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ viêm xoang trán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp:

  • Thuốc giảm đau và hạ sốt: Paracetamol (Acetaminophen), Ibuprofen, Naproxen giúp giảm đau đầu, đau nhức cơ thể và hạ sốt.
  • Thuốc xịt mũi chống nghẹt mũi: Giúp co mạch máu trong niêm mạc mũi, giảm sưng và nghẹt mũi nhanh chóng, nhưng không được lạm dụng quá nhiều. 
  • Thuốc xịt mũi Corticosteroid: Giúp giảm viêm, giảm sưng niêm mạc và giảm sản xuất chất nhầy.
  • Thuốc kháng histamine: Loratadine, Cetirizine, Fexofenadine, Chlorpheniramine giúp giảm các triệu chứng như hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi liên quan tới dị ứng. 
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ dùng khi viêm xoang trán được xác định là do nhiễm vi khuẩn (thường khi các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày, hoặc nặng hơn sau vài ngày đầu).
  • Thuốc loãng đờm (mucolytics): Acetylcysteine, Carbocysteine giúp làm loãng chất nhầy đặc, giúp chúng dễ dàng thoát ra ngoài.

Phẫu thuật (trong trường hợp nặng hoặc mãn tính)

Được chỉ định khi viêm xoang mãn tính không đáp ứng với điều trị nội khoa, hoặc do các bất thường về cấu trúc như lệch vách ngăn mũi, polyp mũi:

  • Phẫu thuật nội soi xoang (FESS): Là phương pháp phổ biến nhất, giúp mở rộng các lỗ thông xoang, loại bỏ polyp hoặc mô viêm.
  • Phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn mũi: Nếu vẹo vách ngăn là nguyên nhân chính.

Dùng bài thuốc Xoang từ dược liệu

Đông y có bài thuốc Xoang với thành phần từ các dược liệu như Thương nhĩ tử, Hoàng kỳ, Phòng phong, Tân di hoa, Bạch truật, Bạc hà, Kim ngân hoa, Bạch chỉ…

Sự kết hợp của các dược liệu này giúp bài thuốc có tác dụng tiêu viêm, thông mũi, thường dùng trong các trường hợp nghẹt mũi, viêm xoang cấp và mạn tính.

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất tại nhà mát đạt GMP-WHO, tạo nên Thuốc Xoang dạng viên nén tiện sử dụng và dễ bảo quản.

Thuốc Xoang dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị viêm xoang, đau nhức xoang trán có thể tham khảo sử dụng.

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP-WHO, Thuốc Xoang Nhất Nhất
Tiêu viêm, thông mũi, hỗ trợ điều trị các chứng: 
- Nghẹt mũi
- Viêm mũi dị ứng
- Viêm xoang cấp và mạn tính
Thành phần: Cho 1 viên nén bao phim
Cao khô hỗn hợp dược liệu 330,0 mg tương đương: Thương nhĩ tử (Fructus Xanthii strumarii) 500mg, Hoàng kỳ (Radix Astragali membranacei) 620mg, Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae) 250mg, Tân di hoa (Flos Magnoliae) 350mg, Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae) 350mg, Bạc hà (Herba Menthae) 120mg, Kim ngân hoa (Flos Lonicerae) 250mg, Bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) 320mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng – Chỉ định: 
Tác dụng: Tiêu viêm, thông mũi
Chỉ định: 
Hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính.
Cách dùng, liều dùng:
Người lớn: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 2 viên.
Trẻ em trên 5 tuổi: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 viên
Chống chỉ định:
Không dùng Thuốc Xoang Nhất Nhất cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc; Trẻ dưới 5 tuổi; Người có tiền sử động kinh hay co giật do sốt cao.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc: Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú. Chỉ dùng thuốc khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
Tác dụng không mong muốn của thuốc: Không có dữ liệu về tác dụng không mong muốn của thuốc. Thông báo cho bác sĩ tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại liên hệ: 1800.6689 (giờ hành chính) Fax: 0272.3817.337
Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 305/2020/XNQC/QLD ngày 29/08/2020
Thuốc Xoang Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải là thực phẩm chức năng
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
Điện thoại liên hệ: 1800.6689

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại