Chủ nhật, 19/01/2025 | 13:36
RSS

Nhật Bản tạo thành công miệng núi lửa trên bề mặt tiểu hành tinh

Thứ hai, 08/04/2019, 11:17 (GMT+7)

Theo cơ quan Thám hiểm vũ trụ Nhật Bản (JAXA), tàu thám hiểm Hayabusa2 đã thực hiện thành công sứ mệnh đầu tiên trên thế giới là tạo ra một miệng núi lửa trên bề mặt một tiểu hành tinh.

Mới đây, cơ quan nghiên cứu vũ trụ của Nhật Bản đã tiến hành kế hoạch tạo ra một miệng núi lửa trên bề mặt một tiểu hành tinh, để nghiên cứu hành tinh này.

Tàu thám hiểm Hayabusa2 đã phóng ra một thiết bị được gọi là “vật va chạm” phía trên tiểu hành tinh Ryugu, vật thể này phát nổ 40 phút sau khi được phóng đi, và bắn một vật kim loại vào bề mặt tiểu hành tinh Ryugu với vận tốc 2km/giây để tạo ra miệng núi lửa.

Theo JAXA, các mảnh đất đá văng ra giống như một tấm rèm được hình thành khi miệng núi lửa được tạo ra. Họ kết luận rằng vật thể được bắn ra từ vật va chạm đã tác động thành công lên tiểu hành tinh Ryugu. Ít tuần tới, JAXA dự kiến sẽ đưa tàu thám hiểm tới phía trên miệng núi lửa để quan sát và nghiên cứu.

Tạo thành công miệng núi lửa trên bề mặt tiểu hành tinh
Tạo thành công miệng núi lửa trên bề mặt tiểu hành tinh. Ảnh: Internet

Trước đó vào tháng 7 năm 2018, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (Esa) cho biết đã tìm thấy nước trên sao hỏa. Thứ mà các nhà khoa học tin là một hồ nước này nằm dưới chỏm băng ở phía cực nam của hành tinh này và nó dài khoảng 20km.

Đã có các nghiên cứu trước đây từng chỉ ra dấu hiệu của nước lỏng không liên tục chảy trên bề mặt sao Hỏa, nhưng đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy dấu hiệu nước chảy liên tục trên hành tinh này.

Phát hiện được thực hiện bằng cách sử dụng Marsis, một thiết bị radar trên tàu vũ trụ Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (Esa). “Có thể đây không phải là một hồ nước lớn lắm” – giáo sư Roberto Orosei của Viện Vật lý thiên văn quốc gia Italia, trưởng nhóm nghiên cứu, cho hay.

Thiết bị Marsis không thể xác định được độ dày của lớp nước, nhưng nhóm nghiên cứu ước tính tối thiểu là 1 mét. “Yếu tố này cho thấy đủ điều kiện để xác định đây là một khối lượng nước đủ lớn, là một cái hồ, chứ không phải là nước được tan ra từ băng và lẫn giữa đá và băng như vẫn tồn tại ở một số dòng sông băng trên Trái Đất” – giáo sư Orosei nói thêm.

Xem thêm: Thực hư võ cổ truyền Ma Quyền Kì Ảo của Việt Nam khiến bao đối thủ khiếp sợ

N.P (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN