Thứ năm, 02/05/2024 | 15:08
RSS

Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp bạn cần biết

Thứ năm, 21/09/2023, 15:43 (GMT+7)

Quản trị doanh nghiệp là vấn đề quan trọng, luôn được các tổ chức, doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu hiện nay. Vậy, quản trị doanh nghiệp là gì? Những nguyên tắc cơ bản trong quản trị doanh nghiệp sẽ được cập nhật trong bài viết dưới đây.

Khái niệm quản trị doanh nghiệp?

Quản trị doanh nghiệp (corporate governance) là tập hợp các quy tắc, cơ chế được tạo ra để điều hành, kiểm soát doanh nghiệp. Mục tiêu chính của quản trị doanh nghiệp là đảm bảo sự cân bằng về quyền lợi của các bên liên quan như khách hàng, người lãnh đạo, quản lý, cổ đông,...

Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp bạn cần biết

Hoặc hiểu theo cách khác, đây là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có mục đích của lãnh đạo đến người lao động trong doanh nghiệp. Nó bao gồm tất cả các hoạt động quản lý, điều hành, mối quan hệ nhằm sử dụng hiệu quả nhất những cơ hội, tiềm năng sẵn có, thúc đẩy sự phát triển vững bền của doanh nghiệp.

Quản trị doanh nghiệp được thực hiện bởi các nhà quản lý, lãnh đạo của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực tài chính, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự, marketing….

Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiệu quả hiện nay

Theo các chuyên gia nhận định, để quản trị doanh nghiệp thành công, nhà lãnh đạo cần thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc dưới đây:

Đường lối, sứ mệnh thống nhất, rõ ràng

Để một doanh nghiệp phát triển bền vững yêu cầu có mục tiêu cố định và duy nhất. Tất cả các nhân sự trong công ty cần phải thực hiện các công việc theo sự chỉ đạo của quản lý và chỉ nhắm vào một mục tiêu duy nhất mà thôi.

Chuyên môn hóa

Chuyên môn hóa được hiểu là việc quản trị doanh nghiệp cần thực hiện bởi những người có trình độ, kinh nghiệm trong việc quản lý doanh nghiệp. Đây là những người được đào tạo bài bản, có tay nghề đúng với vị trí của người quản lý.

Đặt lợi ích doanh nghiệp lên hàng đầu

Việc mà các nhân sự phải thực hiện trong một doanh nghiệp chính là đặt lợi ích của tổ chức lên trên hết và cùng nhau thực hiện vì mục tiêu chung này. Tuy nhiên, việc gạt bỏ hết lợi ích cá nhân sang một bên là điều cực kỳ khó khăn, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải khéo léo, minh bạch, công bằng trong việc giải quyết các xung đột về lợi ích của nhân viên.

Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp bạn cần biết

Giữ gìn đạo đức kinh doanh tuân thủ pháp luật

Việc phát triển kinh tế của tất cả các doanh nghiệp hiện nay đều phải dựa trên sự phát triển của xã hội và bị ràng buộc bởi các quy định của pháp luật cơ quan quản lý cấp cao. Ngoài ra, doanh nghiệp cần giữ được đạo đức trong kinh doanh, quy định của xã hội, từ đó tránh gặp phải tình trạng bị xử phạt do vi phạm quy tắc của pháp luật.

Quyền hạn và nghĩa vụ

Nguyên tắc trong quản trị tài chính là hiểu rõ tầm ảnh hưởng và nghĩa vụ của bản thân. Là người đứng đầu, có mọi quyền hạn để có thể hoàn thành những công việc có sức ảnh hưởng lớn đến toàn bộ doanh nghiệp và cần đảm bảo khả năng chịu trách nhiệm với các quyết định của bản thân, nhất là những sai phạm có thể xảy ra.

Điều này yêu cầu người quản trị cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật, đạo đức trong kinh doanh. Nếu có  bất kỳ sai sót nào xảy ra, người quản trị cần chịu trách nhiệm, đưa ra các biện pháp sửa chữa để giải quyết tình hình, tránh làm ảnh hưởng đến nhân sự trong khâu tổ chức.

 

Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp bạn cần biết

Hòa đồng, vui vẻ với nhân viên

Quan hệ giữa người đứng đầu và nhân viên cần có sự cân bằng, không quá gượng ép, xa cách và căng thẳng. Một mối quan hệ tốt cần được xây dựng trên sự rõ ràng, minh bạch, tránh việc lạm dụng quyền, chèn ép nhân viên.
Hạn chế tối đa việc ra lệnh trong lúc làm việc, tiếp nhận mệnh lệnh sẽ khiến nhân viên thụ động và có cảm giác mình bị áp đặt.

Với nội dung chia sẻ trên, hẳn bạn đã hiểu quản trị doanh nghiệp và những nguyên tắc cơ bản trong quản trị doanh nghiệp đúng không nào. Hy vọng, những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình quản lý doanh nghiệp lâu dài và bền vững.

 

 

PV
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại