Thứ bảy, 20/04/2024 | 16:03
RSS

Nguy cơ tử vong nếu sơ cứu chảy máu cam bằng cách này

Thứ sáu, 25/11/2016, 07:00 (GMT+7)

Hầu hết khi phát hiện bị chảy máu cam, mọi người thường bảo người bệnh ngửa mặt lên trời để máu không chảy ra ngoài. Tuy nhiên cách sơ cứu khi chảy máu cam này là cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.

Cách sơ cứu khi chảy máu cam mọi người nên biết vì chảy máu cam là một căn bệnh mà hầu hết mọi người đều trải qua ít nhất một lần trong đời. 

Mới đây, cậu bé Cường Cường (Trung Quốc) đã tử vong do sơ cứu khi chảy máu cam sai cách khiến nhiều bà mẹ giật mình.

Mẹ của Cường Cường cho biết, khi thấy con bị chảy máu cam nên theo quán tính chị bảo con ngửa mặt lên để cho máu không bị chảy ra ngoài. Sau đó chị dùng giất vệ sinh để thấm máu ở mũi cho con.

Một lúc sau, con trai chị cảm thấy khó thở, ngực đau và ngất lịm đi. Người mẹ sợ quá liền gọi cấp cứu đưa con tới bệnh viện. Tuy nhiên, cậu bé đã qua đời sau đó.

Các bác sĩ cho biết nguyên nhân khiến bé tử vong là do mẹ của em đã sơ cứu sai cách khi phát hiện em bị chảy máu cam.

Đây là bài học đắt giá cho các bậc cha mẹ có con bị chảy máu cam. Hầu hết rất nhiều người khi phát hiện người thân chảy máu cam đã yêu cầu người bệnh ngửa cổ lên cho máu không bị chảy ra, sau đó dùng giấy hay vải nút vào lỗ mũi…

Các mẹ cần chú ý cách sơ cứu khi chảy máu cam cho con

Cách sơ cứu khi chảy  máu cam đúng mà các bà mẹ nên áp dụng cho con

Thực tế đây là việc làm cực kỳ sai lầm, ảnh hưởng đến tính mạng. Khi được hỏi, đa số mọi người đều cho biết rằng nếu phát hiện người thân bị chảy máu cam thì việc làm đầu tiên là họ yêu cầu người bệnh ngửa mặt lên trời để máu không chảy ra ngoài. Tuy nhiên, cách làm này cực kỳ nguy hiểm. 

Khi ngửa mặt lên, máu sẽ chảy vào trong họng, trong miệng nếu không nhổ được ra sẽ gây tắc đường thở. 

Các bác sĩ cho biết, nếu phát hiện bị chảy máu cam thì phải dùng những cách dưới đây:

  • Lấy túi nước đã lạnh hoặc khăn lạnh ướp lên trán và cổ.
  • Để bệnh nhân ngồi thẳng lưng nhằm hạ huyết áp ở các tĩnh mạch mũi.

  •  Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp chặt mũi để ngăn không cho máu tiếp tục chảy, thở bằng miệng, giữ như vậy từ 5 -10 phút. Động tác này sẽ ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi và thường làm máu ngừng chảy.

  • Không ngả đầu bệnh nhâu ra sau bởi ngả đầu ra sau có thể khiến cho người bệnh bị sặc, ho do máu chảy xuống miệng. Nếu máu chảy xuống miệng thì không được nuốt mà phải đẩy ra ngoài ngay lập tức.

  • Cho bệnh nhân xúc miệng bằng nước lạnh để các mạch máu co lại, giảm lượng máu chảy ra qua đường mũi.

Sơ cứu khi chảy máu cam đúng cách không phải ai cũng biết

Cách sơ cứu khi chảy máu cam đúng cách không phải ai cũng biết

Nếu chảy máu tái diễn, hãy hít mạnh vào để làm sạch các cục máu đông trong mũi bạn, xịt cả 2 bên mũi bằng thuốc xịt mũi chống sung huyết chứa oxymetazolin (Afrin, Dristan,…). Bóp chặt mũi theo cách đã mô tả ở trên và đế bệnh viện kiểm tra ngay.

Để phòng ngừa việc chảy máu cam, một tuần 2 lần, bố mẹ dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi cho con.Tuy nhiên không nên rửa quá nhiều lần sẽ làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhầy bảo vệ dẫn đến tổn thương.

Khi thấy con có biểu hiện hoặc đã bị chảy máu cam, để an toàn, phụ huynh nên cho con đi khám chuyên khoa tai-mũi-họng để bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân và kịp thời chữa trị cho con.

Hải Bình
Theo Đời sống Plus