Ngày Rằm tháng Giêng cúng gì là câu hỏi nhiều người quan tâm. Ảnh minh họa
Năm nay, thời gian cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất là vào giờ Ngọ (từ 11-13h) ngày 2/3 dương lịch (tức ngày 15/1 âm lịch). Bởi theo quan niệm, đây là thời khắc Thần Phật giáng thế.
Tuy nhiên, do là ngày trong tuần phải đi làm nên nhiều gia đình sẽ khó sắp xếp được thời gian để cúng vào ngày đó. Vì thế, có thể cúng trước từ sáng ngày 1/3 dương lịch (tức 14/1 âm lịch) đến trước 19h ngày 2/3 dương lịch (tức ngày 15/1 âm lịch).
Mâm lễ cúng Rằm tháng Giêng không cần phải quá cầu kỳ và tùy theo điều kiện từng gia đình để thực hiện. Thông thường, sẽ có hai mâm lễ cúng: lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên.
Mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị. Ảnh minh họa
1. Mâm cỗ cúng Phật gồm: Hoa quả, chè xôi, một bát canh măng nấm hoặc canh củ quả chay, các món xào không thêm nhiêu liệu, bánh trôi nước.
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món khác nhau, trong đó, các món ăn phải có màu sắc phong phú, chất lượng, trang trí đẹp mắt tượng trưng cho ngũ hành.
2. Mâm cỗ cúng Gia tiên Phật gồm các món ăn mặn truyền thống của người Việt, thường có 4 bát, 6 đĩa. Gồm các món như: Canh măng, miến, mọc, thịt gà, giò hoặc chả, nem rán, dưa muối, xôi...
Mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành.
3. Ngoài ra, mâm lễ cùng Rằm tháng Giêng còn có hương hoa, trầu cầu, vàng mã, rượu nến...
Lý giải "Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng". Nguồn: VTC