Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:34
RSS

Nấm dạ dày là gì? Nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Thứ hai, 30/10/2023, 11:54 (GMT+7)

Nấm dạ dày là một căn bệnh về đường tiêu hóa do nấm Candida gây nên. Nếu không được xử lý thì tác nhân gây bệnh sẽ gây nguy hại cho cơ thể. Đọc ngay để hiểu sự nguy hiểm của nấm dạ dày và cách xử trí bệnh này!

I - Nấm dạ dày là gì?

Nấm dạ dày là bệnh do nấm candida tấn công gây ra những vết thương tại khu vực mô tế bào của vùng niêm mạc dạ dày. Nấm candida không chỉ khư trú bên trong dạ dày, mà nó còn có thể thâm nhập vào những khu vực khác trong cơ thể như khoang miệng, hoặc là cơ quan sinh dục… để phát bệnh.

Dưới đây là những điểm đặc trưng nổi bật của nấm candida:

  • Chúng có hình cầu, hình ống hoặc cũng có thể là hình oval, với kích thước nằm trong khoảng từ 3,5-6x6-10 µm.
  • Loại nấm này sinh trưởng thông qua sự mọc chồi. Đến nay, các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 300 loài nấm candida khác nhau trong các vị trí như đường hô hấp, hay cơ quan tiêu hóa… của con người (một số loài còn tồn tại ở trong tự nhiên).

bệnh nấm dạ dày

Hình ảnh mô tả nấm xuất hiện trong dạ dày

II - Nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm dạ dày

Trên thực tế, “thủ phạm” gây bệnh nấm dạ dày khá đa dạng. Song, dưới đây là những đối tượng và một số bệnh lý sẽ có nguy cơ bị nhiễm nấm dạ dày khá cao, bao gồm:

  • Người có cơ địa dễ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa, đặc biệt là khu vực dạ dày.
  • Những người mang đề kháng kém như người đang bị nhiễm HIV, người cao tuổi, người bị huyết áp, người bị ung thư…
  • Trẻ nhỏ với hệ tiêu hóa hoạt động kém cũng là một đối tượng có nguy cơ bị nấm candidas tấn công cao hơn bình thường.
  • Người đang phải sử dụng những loại thuốc có chức năng ức chế hệ thống miễn dịch, hay các loại thuốc corticoid có thể ảnh hưởng tới sự cân bằng hệ sinh học bên trong cơ thể, dẫn tới kích thích nấm dạ dày phát triển.
  • Người dân sống tại khu vực có thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều sẽ có tỷ lệ mắc nấm dạ dày cao hơn so với các khu vực khác.
  • Những chị em đang mang thai, do nồng độ nội tiết thay đổi nên nguy cơ nhiễm bệnh cũng cao hơn.

III - Triệu chứng của bệnh nấm dạ dày thực quản

Ở thời điểm ban đầu, người bị nhiễm nấm dạ dày sẽ không gặp phải những biểu hiện bất thường nào. Song, đến khi nấm candida ký sinh thuận lợi và nhân bản mạnh mẽ trong cơ thể, chúng sẽ bắt đầu tấn công và gây ra các triệu chứng bệnh.

Khi ấy, tùy theo cơ địa của người bệnh mà những tổn thương do nấm dạ dày gây nên sẽ không giống nhau, điển hình như:

  • Nấm dạ dày khởi phát ở mức độ nhẹ: Bệnh nhân có dấu hiệu bị đau hoặc tức bụng sau mỗi lần ăn no. Bên cạnh đó, họ có thể sẽ cảm thấy chán ăn, sụt cân, chướng bụng, khó tiêu…
  • Nấm dạ dày xảy ra nhưng biểu hiện nặng nề: Người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị đi kèm với chứng ợ nóng, ợ chua khó chịu… Đồng thời bệnh tiến triển thành chứng Viêm loét dạ dày khiến người bệnh có thể bị nôn ra máu, đi phân đen, lẫn máu khi đi đại tiện…

triệu chứng bệnh nấm dạ dày thực quản

Người bệnh xuất hiện cơn đau dữ dội tại vùng thượng vị

IV - Người bị nấm dạ dày có nguy hiểm không?

Trong khoảng thời gian ủ bệnh, nấm dạ dày thường không gây nên những triệu chứng nổi bật, không ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân.

Khi bệnh bắt đầu bùng phát thì những biểu hiện bất thường cũng dần xuất hiện. Lúc này, việc điều trị sẽ phức tạp hơn vì nấm đã tấn công vào nội tạng hoặc toàn thân gây nguy hiểm đến người bệnh. Dưới đây là những tác động nguy hiểm của nấm dạ dày:

  • Khi nấm tấn công dạ dày, cơ quan này sẽ bị suy giảm chức năng kéo theo đó là hệ thống tiêu hóa vận hành kém. Điều này tác động đến quá trình tiêu hóa đồ ăn, khiến cho lượng dưỡng chất cơ thể hấp thu giảm nhanh.
  • Trong một số trường hợp, khi tình trạng bệnh diễn biến tồi tệ sẽ gây nên viêm loét dạ dày, thậm chí là xuất huyết dạ dày, đe dọa tới tính mạng nếu như không được khắc phục kịp thời.
  • Song song với đó, nấm dạ dày còn có khả năng lây sang các khu vực khác, khiến những hệ lụy càng khó kiểm soát hơn.

V - Bệnh nấm trong dạ dày có lây không?

Thông qua các nghiên cứu, chuyên gia đã nhận định rằng nấm dạ dày có khả năng lây nhiễm từ người qua người. Tuy nhiên không phải bất cứ trường hợp nào mọi người cũng có thể lây nhiễn nấm. Dưới đây chính là con đường lây bệnh của nấm candida - “thủ phạm” gây bệnh nấm dạ dày:

  • Quan hệ thiếu an toàn khi không sử dụng công cụ bảo vệ an toàn như bao cao su…
  • Sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân mắc nấm như khăn tắm, quần áo, quần lót, áo ngực...

nấm dạ dày có lây không

Dùng chung đồ cá nhân với người bị nấm dạ dày dễ bị lây bệnh

VI - Cách điều trị bệnh nấm bao tử hiệu quả cao

Hiện nay, việc xử lý nấm dạ dày diễn ra dễ dàng nếu được phát hiện kịp thời. Các chuyên gia đã tìm ra nhiều giải pháp để ức chế sự gây hại của nấm candida với cơ thể điển hình như:

1. Dùng cách súc rửa dạ dày để chữa nấm

Sau khi chẩn đoán và phát hiện ra bệnh nấm dạ dày, các bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành sục rửa dạ dày bằng các loại thuốc, dụng cụ đặc biệt.

Những dụng cụ này có thể đi vào dạ dày thông qua đường mũi hoặc đường miệng và tiến hành rửa sạch lại dạ dày. Song, chúng có thể gây ra một số phản ứng phụ như sặc, xuất huyết dạ dày nếu như thao tác y khoa không cẩn thận, tác động tiêu cực tới niêm mạc dạ dày.

2. Uống thuốc điều trị nấm dạ dày

Những loại thuốc chống nấm, với khả năng kháng viêm thường được chỉ định cho các trường hợp bị nấm dạ dày cấp độ nhẹ. Giải pháp này thường giúp kiểm soát nhanh tình trạng viêm nhiễm tại cơ quan tiêu hóa của người bệnh. Một số nhóm thuốc kháng viêm, tiêu diệt nấm được sử dụng gồm nhóm Frucytocyn, amphoterincin B, Biazol...

Tuy nhiên, các loại thuốc này đem tới hiệu quả nhanh nhưng thường kèm theo một số tác dụng phụ và không có khả năng phòng tái phát bệnh. Do vậy người bệnh cần sử dụng thuốc điều trị nấm dạ dày theo chỉ định của đội ngũ bác sĩ và bạn không nên lạm dụng.

thuốc trị nấm dạ dày

Nhóm thuốc kháng viêm, chống nấm dạ dày được sử dụng

3. Thực hiện xâm lấn để chữa nấm dạ dày

Để giải quyết những hệ lụy do bệnh nấm dạ dày gây ra và trường hợp nặng thì bệnh nhân được chỉ định xâm lấn. Bác sĩ thực hiện các kỹ thuật hiện đại để tiêu diệt nấm, tái tạo vết loét, phục hồi tổn thương để dạ dày hoạt động như bình thường.

VII - Mẹo phòng tránh bệnh nấm dạ dày thực quản

Theo các chuyên gia, bệnh nấm dạ dày dù diễn biến nặng hay nhẹ đều có thể ảnh hưởng cho sức khỏe của người bệnh. Do đó, để không gặp phải các biến chứng nặng nề của căn bệnh này, tốt nhất bạn nên chủ động phòng ngừa.

Cụ thể, bạn nên chọn thực phẩm tốt, có khả năng diệt nấm như tỏi, nghệ, sữa chua... Đồng thời ưu tiên nhóm thực phẩm tăng đề kháng để tiêu diệt vi khuẩn nấm như: ớt chuông, mật ong, bông cải xanh, thịt gà. Đừng quên chế biến thức ăn an toàn, lành mạnh để tránh lây nhiễm khuẩn.

Đồng thời mọi người cần tránh xa thực phẩm có nhiều chất tạo ngọt, món ăn nhiều dầu mỡ, đồ đống hộp. Không nên sử dụng rượu bia, nước có ga, nước ngọt khiến nấm lây lan nhanh trong cơ thể. Đặc biệt thực hiện quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ bằng miệng để tránh lây nhiễm.

Đối với trường hợp cơ địa dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa nên áp dụng những giải pháp giúp cải thiện chức năng cho cơ quan này. Từ đó phòng tránh tối đa nguy cơ phơi nhiễm với nấm dạ dày trong cơ thể.

Bài viết đã chia sẻ đến khách hàng những góc nhìn khách quan nhất về căn bệnh nấm dạ dày. Dựa trên triệu chứng bệnh và con đường lây lan, mọi người đã có cách phát hiện, phòng ngừa bệnh hiệu qủa. Đừng quên khi phát hiện bệnh nấm trong dạ dày hãy bình tĩnh và tuân thủ theo phác đồ chữa trị của bác sĩ để bệnh nhanh giảm.

DS. Gia Linh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại