Thứ sáu, 26/04/2024 | 02:59
RSS

Miếng dán hạ sốt có tác dụng phụ không?

Thứ ba, 30/06/2020, 13:40 (GMT+7)

Rất nhiều bố mẹ thắc mắc “miếng dáng hạ sốt có tác dụng phụ không” bởi lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của đứa con nhỏ.

Trước khi tìm hiểu xem miếng dán hạ sốt có tác dụng phụ không cần biết thành phần của miếng dán hạ sốt và tác dụng thực sự của miếng dán hạ sốt.

Thành phần của miếng dán hạ sốt 

Miếng dán hạ sốt có thành phần chủ yếu là hydrogel – các polymer dạng chuỗi, không tan trong nước nhưng có khả năng hút một lượng lớn nước ở vùng da được dán. 

Miếng dán hạ sốt có tác dụng không?

Miếng dán hạ sốt hấp thụ nhiệt và tán nhiệt ở vùng da được dán (như trán, nách, bẹn) ra bên ngoài. Khi mới dán lên sẽ có cảm giác mát lạnh, tạo cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, thời gian làm mát của miếng dán không kéo dài lâu. Vùng da được dán miếng dán sau vài tiếng sẽ trở lại nhiệt độ như ban đầu (nếu nhiệt độ cơ thể vẫn không hạ). 

Một số thương hiệu còn có thêm tinh dầu, khi bốc hơi sẽ giúp hạ nhiệt. 

miếng dán hạ sốt

Miếng dán hạ sốt hấp thụ nhiệt và tán nhiệt ở vùng da được dán

Tuy nhiên, cần lưu ý, miếng dán hạ sốt tuy giúp làm mát nhưng không thể thay thế được thuốc hạ sốt. Thông thường, khi bé bị sốt nhẹ, bạn nên cởi bỏ bớt quần áo cho bé, dùng khăn nhúng nước ấm lau trán, nách cho bé. Bạn có thể dùng miếng dán hạ sốt để bé cảm thấy mát và dễ chịu hơn. 

Nếu bé sốt cao hơn 38,5 độ C thì cần cho uống thuốc hạ sốt. Liều dùng thuốc hạ sốt phụ thuộc vào độ tuổi và cân nặng của bé. Vì vậy, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến dược sĩ, bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc. 

Dùng miếng dán hạ sốt như thế nào? 

Sử dụng miếng dán hạ sốt rất đơn giản, chỉ cần cắt mở túi, bóc tấm phim trong và dán miếng dán lên vùng da cần làm mát. 

miếng dán hạ sốt

Sử dụng miếng dán hạ sốt rất đơn giản

Bạn có thể dán miếng dán hạ sốt lên trán, nách và bẹn trẻ. Không dán vào chỗ vừa tiêm hoặc vùng da bị thương tổn (lở loét, có vết cắt…). 

Miếng dán hạ sốt có tác dụng phụ không? 

Không hạ sốt được như thuốc hạ sốt 

Miếng dán hạ sốt có tác dụng làm mát và dễ chịu khi trẻ bị sốt, không giúp hạ thấp nhiệt độ khi trẻ bị sốt cao. Bởi vậy, trong trường hợp trẻ bị sốt cao hơn 38,5 độ, bố mẹ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt ngay. Miếng dán hạ sốt chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn cho thuốc hạ sốt. 

Kích ứng da

Một số trẻ có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng, dễ bị nổi mẩn nên có thể có vằn đỏ hoặc nổi mẩn li ti trên da. 

Ảnh hưởng hệ hô hấp 

Một số trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với thành phần tinh dầu có trong miếng dán hạ sốt. Để ngăn ngừa nguy cơ này, tốt nhất chỉ nên dùng miếng dán hạ sốt không chứa tinh dầu. 

Lời khuyên của chuyên gia 

TS. Đặng Bùi Bảo Linh có khuyến cáo phụ huynh nên hỏi ý kiến chuyên gia (có thể là dược sĩ nhà thuốc) trước khi sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ. 

Miếng dán hạ sốt rất rẻ tiền, dễ mua nhưng cần dùng sản phẩm có thương hiệu uy tín. Với những trẻ có tiền sử dị ứng thì nên tránh sử dụng miếng dán hạ sốt. 

Khi trẻ bị sốt nhẹ, có thể dùng miếng dán hạ sốt dán lên trán, mặc quần áo mỏng, thấm hút mồ hôi tốt.

Khi trẻ bị sốt cao, thì nên dùng thuốc hạ sốt kết hợp miếng dán hạ sốt để tạo cảm giác mát lạnh, dễ chịu hơn. Cần dùng thuốc đúng liều, đúng lượng để hạ sốt cho trẻ nhanh chóng và an toàn. 

Trong trường hợp trẻ sốt cao không hạ hoặc bị sốt 3 ngày liên tục, thì cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp. 

Miếng dán lạnh Sakura

Làm mát nhanh hơn, lâu hơn; Dính tốt hơn, dễ gỡ hơn

Sản phẩm này không phải là thuốc, nếu sốt kéo dài hãy đến bác sĩ.

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 5178/BYT-TB-CT
Số Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế: 22/2013/BYT-TB-CT

Xem thêm tại đây, hotline miễn phí 1800.6689

 

Vân Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN