Trẻ sơ sinh khóc nhiều có thể gây tổn thương não
Tiếng khóc chính là “công cụ” giao tiếp giữ bé với người lớn, cho nên khi trẻ khóc, tức là trẻ đang muốn một điều gì đó, trù trường hợp sức khỏe của bé đang gặp vấn đề ra thì điều này hết sức bình thường.
Thế nhưng, các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng những ức chế và căng thẳng của trẻ nhỏ sẽ gây nên những tác động xấu đối với não bộ của trẻ. Điều này có nghĩa là những đứa trẻ khóc dai dẳng có thể sẽ làm tăng huyết áp não, tăng áp lực và cản trở máu lưu thông, có nguy hiểm lớn đến não của trẻ. Hơn nữa, khi trẻ khóc mà không được dỗ dành, bé sẽ cảm thấy sợ hãi và cô đơn, điều này khiến cho chúng khóc to hơn và nhiều hơn để gây sự chú ý của ba mẹ, làm cho áp lực não tăng cao hơn, gây ra vô vàn tác hại về sau này cho bé.
Việc để trẻ sơ sinh khóc nhiều sẽ cực kỳ nguy hiểm
Những đứa trẻ sơ sinh khóc nhiều sẽ có chỉ số IQ thấp hơn những đứa trẻ cùng tuổi khoảng 9 điểm và gặp khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc của mình sau này trong cuộc sống. Đồng thời, trẻ cũng chậm phát triển hơn các trẻ em bình thường về khả năng vận động cũng như khả năng giao tiếp xã hội cơ bản nhất.
Khi mẹ đã quá mệt mỏi để có thể dỗ bé nín khóc và mặc kệ để trẻ khóc bao nhiêu thì tùy thích, đến một lúc nào đó, trẻ sẽ không còn khóc nữa và có thể tự nằm chơi một mình, nhưng đừng vội mừng nhé. Trẻ nhỏ khóc chủ yếu là để gây sự chú ý với ba mẹ, nhưng nếu bé nhận thấy ba mẹ không thèm “đoái hoài” gì tới mình bé sẽ cảm nhận được sự cô độc và tự tách ra khỏi thế giới của mẹ, lâu dần sẽ hình thành nên tính cách của bé, vô cảm.
Trẻ sơ sinh được ba mạ âu yếm sau này sẽ hình thành nên một tính cách hoạt bát, hòa đồng, còn những trẻ ít khi được ba mẹ dỗ dành sau này sẽ chai lì cảm xúc, dễ cáu gắt hoặc sống khép kín hơn vì chúng luôn cảm thấy thiếu an toàn với cuộc sống xung quanh.