Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:19
RSS

Mẹ phát hiện ung thư vú muộn vì chủ quan nghĩ ngực căng tức do cho con bú

Thứ ba, 19/06/2018, 07:57 (GMT+7)

Chủ quan nghĩ ngực căng tức do cho con bú, mẹ U40 "khóc ròng" khi biết mắc ung thư vú.

Cô Trần năm nay 37 tuổi ở Trung Quốc nửa năm trước khi vừa mới sinh đứa con đầu lòng, vì muốn đứa trẻ phát triển khỏe mạnh, nên cô Trần kiên trì nuôi con bằng sữa mẹ trong nửa năm. Trong thời gian này việc căng tức sữa cũng ngẫu nhiên xảy ra, và cô nghĩ điều này rất bình thường.

Tuy nhiên, cô Trần nhớ lại rằng một thời gian trước có phát hiện ra một khối u ở ngực trái nhưng cô nghĩ đó chỉ là hiện tượng căng tức sữa, khiến sữa bị ứ đọng và tiếp tục cho con bú. Nhưng một vài ngày sau, cục u không biến mất, vì sợ bị viêm vú, cô Trần đã đi đến Bệnh viện phụ sản Hàng Châu để kiếm tra.

Tại bệnh viện, sau khi kiểm tra cẩn thận, bác sĩ Trương Phong - người trực tiếp khám cho cô Trần thấy rằng ngực trái của cô, phía gần cánh tay có một cục u kích thước như chiếc đồng hồ đeo tay. Sau khi kiểm tra đơn giản, bác sĩ Trương thấy rằng tình hình không tốt, đề xuất cô Trần khám kĩ hơn bằng siêu âm.

Kết quả cuối cùng là cô Trần bị ung thư vú. Bác sĩ Trương ngay lập tức sắp xếp cho cô Trần phải nhập viện và tiến hành phẫu thuật. Cùng ngày, cô Trần đã hoàn thành phẫu thuật điều trị tận gốc căn bệnh ung thư vú và cắt bỏ một bên vú.

Mẹ phát hiện ung thư vú muộn vì chủ quan nghĩ ngực căng tức do cho con bú
Căng tức ngực là dấu hiệu của ung thư vú. Ảnh minh họa

Ung thư vú là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ, nhất là những người từ 40 tuổi trở lên. Theo thống kê, chỉ có 10% số bệnh nhân bị ung thư vú dưới 40 tuổi, 25% ung thư vú xảy ra ở phụ nữ từ 40 tuổi trở lên đến 50 tuổi, 50% các trường hợp phát hiện ung thư vú từ 50 tuổi trở lên. 

Ung thư vú thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, nhưng không phải nam giới sẽ không mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên ung thư vú ở nam giới thường dễ phát hiện hơn so với phụ nữ.

Hiện khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư vú nhưng có một số yếu tố nguy cơ ở phụ nữ làm tăng khả năng mắc ung thư vú như sinh con lần đầu muộn (sau tuổi 30), sử dụng thuốc nội tiết, phơi nhiễm bức xạ, mang gen BRCA1, béo phì.

Một trong những dấu hiệu chung, phổ biến nhất của bệnh ung thư vú là xuất hiện khối u, cục bất thường ở vú. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân ung thư vú phát hiện ra mình mắc bệnh khi bệnh đã ở giai đoạn muộn do không sờ thấy khối u, hoặc không để ý đến sự thay đổi của cơ thể. 

Nếu một người phụ nữ trên 40 tuổi bị đau vú thì cần làm xét nghiệm ung thư vú. Đây là một triệu chứng hiếm gặp của ung thư vú bởi những người ở độ tuổi sau mãn kinh, dấu hiệu đau vú ít khi xuất hiện hơn, đặc biệt đau ở một vị trí nhất định. Đó là do sự phát triển của ung thư gây ra.


Xem thêm: HAGL thiết quân luật thời gian diễn ra World Cup 2018

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN