Thứ sáu, 22/11/2024 | 19:19
RSS

Mẹ ân hận nhìn con mang sẹo suốt đời vì giác hút hỗ trợ khi đẻ thường

Thứ hai, 23/04/2018, 11:15 (GMT+7)

Trong thời gian chuyển dạ sinh con, nếu người mẹ quá mệt không còn sức để rặn, nhiều bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản là dùng giác hút nhưng nó cũng tiềm ẩn một số nguy cơ.

Thông thường, biện pháp giác hút hỗ trợ đẻ khá hiệu quả và ít khi có rủi ro. Vậy nhưng đối với hai vợ chồng Jessica Henderson và Darren Carr (sống tại Dundee, Scotland) vừa đón đứa con đầu lòng thì mọi chuyện lại trở thành "thảm kịch". 

Quá trình sinh bé Kayden của Jessica tại bệnh viện Ninewells đã diễn ra không dễ dàng. Jessica chuyển dạ suốt 27 tiếng nên không đủ sức rặn khi bước vào ca sinh. Các nhân viên y tế đã quyết định sử dụng giác hút để hỗ trợ Kayden chui ra nhưng vì thiếu kinh nghiệm nên họ không thể xử lý tình huống đúng cách và hậu quả đáng tiếc đã xảy ra. Bé Kayden đã bị chấn thương vùng đầu và có khả năng sẽ mang sẹo suốt đời.

"Nữ hộ sinh đó đã kéo giác hút khi tôi không trong cơn co. Tôi có cảm giác như họ cố gắng lôi con ra khỏi mình khi cơ thể chưa sẵn sàng. Cô ấy kéo nó rất mạnh và máu xuất hiện khắp nơi", Jessica chia sẻ. 

Cặp vợ chồng này cũng chia sẻ rằng nhân viên bệnh viện dường như không biết cách sử dụng giác hút. Trước khi dùng, họ thậm chí mới bắt đầu nghiên cứu hướng dẫn sử dụng.

Mẹ ân hận nhìn con mang sẹo suốt đời vì giác hút hỗ trợ khi đẻ thườn
Vết sẹo do giác hút gây ra. Ảnh: Theasianparent

Jessica còn cho biết trong những ngày hai mẹ con cô ở bệnh viện, y tá dường như cố gắng đội mũ cho Kayden để che giấu vết thương. Đến khi con về nhà gia đình mới phát hiện ra. Ngay sau đó, gia đình đã xem xét sử dụng pháp lý đối với bệnh viện. 

Giác hút là một dụng cụ hình chén bằng nhựa chụp lên đầu em bé, và dùng lực hút nhẹ để giúp đưa bé ra khỏi ống sinh. Lực hút nhằm ngăn đầu em bé tụt vào lại trong ống sinh giữa các cơn co thắt và hỗ trợ người mẹ khi rặn đẩy trong cơn co thắt. Phương pháp giác hút được dùng ở khoảng 5% các ca sinh nở và cung cấp một lựa chọn thay thế thích hợp hơn dùng kẹp hay mổ lấy thai trong các tình huống nhất định

Những em bé được sinh ra với sự hỗ trợ của giác hút bị vài vết sưng trên da đầu, nhưng thường không nghiêm trọng và không cần được điều trị mà sẽ mất đi trong vài ngày. Cũng giống trường hợp dùng kẹp lấy thai, nếu không thành công trong việc đưa em bé ra ngoài với phương pháp dùng giác hút, có thể cần phải mổ để lấy em bé ra.

Trong khi sinh, nếu bác sĩ đề nghị cần dùng giác hút để đẩy nhanh quá trình, bạn có thể yêu cầu được nghỉ ngơi một chút (nếu thời gian cho phép) trước khi cố gắng lần nữa. Việc nghỉ ngơi giúp bạn lấy lại năng lượng và sức lực để rặn đẩy em bé ra một cách hiệu quả.

Bạn cũng có thể thử thay đổi tư thế: chống người trên cả hai tay hai chân, hoặc ngồi xổm; trọng lực có thể làm dịch chuyển đầu em bé. Trước khi bạn vào phòng sinh, hỏi bác sĩ bất cứ câu hỏi nào bạn còn thắc mắc về khả năng dùng giác hút (hoặc kẹp lấy thai). Càng biết nhiều thì bạn càng có sự chuẩn bị tốt hơn cho những gì có thể xảy ra trong khi sinh em bé.


Xem thêm: Nam Em khẳng định không giận và vẫn yêu trường giang say đắm

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN