Máy trợ thở quan trọng như thế nào trong điều trị Covid-19? Ảnh Báo Dân Sinh.
Rất nhiều nước lớn trên thế giới trong tình trạng thiếu hụt trang thiết bị, vật tư y tế, đặc biệt là những cỗ máy trợ thở đắt tiền. Chức năng của máy trợ thở dùng để, cấp cứu các bệnh nhân trong tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng như: bệnh suy hô hấp cấp, bệnh lý tim mạch, đột qụy cấp, chấn thương hoặc nhiễm trùng,..
Vai trò của chiếc máy trợ thở đó là giúp bơm thêm oxy vào trong phổi. Chiếc máy sẽ giúp não bộ, tim và thân của người bệnh có đủ oxy để hoạt động. Nếu một người nhiễm covid-19 còn nặng nhưng thể trạng chưa quá yếu, họ có thể dùng máy thở vài ngày đến vài tuần. Nhưng nếu một người ốm nặng và rất yếu, có thể mất vài tháng để người bệnh hồi phục dần sức khỏe và bỏ máy thở.
Theo Báo Dân Sinh thông tin, những bệnh nhân nặng nhiễm Covid-19 có thể không tự thở được khi thiếu máy thở. Khi hít thở, người bệnh sẽ đưa không khí qua một đường ống - gọi là khí quản.
Khí quản tách ra làm 2, rồi mỗi bên lại tách ra thành nhiều nhánh nhỏ hơn, rồi lại nhỏ hơn nữa, cho đến khi trở thành các đường ống với kích cỡ nhỏ hơn 1mm - được gọi là tiểu khí quản. Ở cuối các tiểu phế quản là các túi khí, được gọi là túi phế nang.
Các phế nang này mỏng đến mức chỉ có không khí lọt qua và tiến vào được tế bào hồng cầu. Một lá phổi khỏe mạnh sẽ có tới hàng triệu túi khí như vậy, rất mềm, rất nhẹ, rất giống một lớp kem tươi. Nhưng Covid-19, nó thay đổi mọi thứ.
Với sự xuất hiện của virus corona, nó khiến phổi của bạn tiết dịch, lấp đầy các túi khí, qua đó ngăn cản sự lưu thông của oxy. Khi một vài túi bị đầy, phần còn lại của phổi sẽ tiếp tục đảm nhận vai trò lưu thông khí. Nhưng khi ngày càng nhiều phế nang mất tác dụng, kết cấu phổi cũng thay đổi, trở nên dẻo hơn và gây ra trạng thái "suy hô hấp cấp tính".
Covid-19 thậm chí còn khiến trạng thái này trở nên chết người, khiến oxy trong máu giảm xuống cực độ và nạn nhân sẽ chẳng thể thở được nếu không được máy móc hỗ trợ.
Việc thiếu hụt máy thở đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng tại các ổ dịch Covid-19 lớn trên thế giới. Bác sĩ Julie Eason từ bệnh viện SUNY Downstate (Brooklyn, Hoa Kỳ) nhận xét, nếu tăng các máy thở thì bạn phải tăng thêm nhân lực được đào tạo bài bản để khiến chúng hoạt động hiệu quả.
Đối với những bệnh nhân nhiễn Covid-19 nặng, chiếc máy thở phải được các bác sỹ điều chỉnh, để giúp cung cấp oxy vừa đủ cho bệnh nhân. Nếu nhiều oxy quá sẽ dẫn đến tình trạng phế nang bị nhiễm độc, nhưng ít quá thì không đủ oxy cho thận và não.
Tuy nhiên, một số trường hợp có thể có rủi ro khi sử dụng máy thở. Bởi vì, theo chuyên gia thông tin, máy thở rất dễ gây nhiễm trùng phổi, tổn hại phổi. Một số trường hợp xấu, khi phải thông lỗ để đưa ống thở vào khí quản, có thể gây chảy máu, gây khó khăn trong việc nuốt hoặc hỏng dây thanh quản.
Rất nhiều trường hợp việc sử dụng máy thở sẽ theo bệnh nhân suốt cuộc đời còn lại. Theo NY Times, một số bệnh nhân sau khi sử dụng máy thở vẫn không thể qua khỏi, hoặc qua đời vì tổn thương tim.