Thứ bảy, 15/02/2025 | 12:36
RSS

Lưu ngay: Mẹo giảm ho đau họng khi thời tiết thay đổi

Thứ bảy, 15/02/2025, 12:36 (GMT+7)

Thời tiết thay đổi thất thường khiến nhiều người dễ bị khô rát cổ họng, ho kéo dài khó chịu. Đừng lo, áp dụng ngay những mẹo đơn giản sau để giảm ho đau họng hiệu quả ngay tại nhà!

Những mẹo đơn giản giúp giảm ho đau họng hiệu quả
MỤC LỤC:
Tại sao thời tiết thay đổi dễ bị ho đau họng?
Mẹo giảm ho đau họng khi thời tiết thay đổi

Tại sao thời tiết thay đổi dễ bị ho đau họng?

Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt vào các thời điểm giao mùa, nhiều người dễ bị ho, đau họng do những tác động sau:
 
Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm đột ngột
 
• Khi chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, cơ thể chưa kịp thích nghi, hệ miễn dịch suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập gây viêm họng.
• Độ ẩm không khí thay đổi cũng ảnh hưởng đến niêm mạc họng. Khi không khí khô, cổ họng dễ bị khô rát, mất lớp bảo vệ tự nhiên, dẫn đến kích ứng và ho.
 
Hệ miễn dịch suy giảm
 
• Khi trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể phải điều chỉnh để thích nghi, khiến hệ miễn dịch bị suy giảm tạm thời.
• Lúc này, virus và vi khuẩn dễ tấn công vào đường hô hấp, gây ra viêm họng, ho, thậm chí là viêm phế quản hoặc viêm phổi nếu không được chăm sóc đúng cách.
 
Vi khuẩn và virus phát triển mạnh
 
• Thời tiết giao mùa là thời điểm lý tưởng cho virus, vi khuẩn sinh sôi, đặc biệt là các loại virus gây cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng.
• Chỉ cần tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc hít phải không khí chứa virus, vi khuẩn, bạn có thể bị đau họng, ho, thậm chí sốt.
 
Thời tiết thay đổi dễ bị ho đau họng
 
Không khí ô nhiễm và dị ứng thời tiết
 
• Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt vào mùa thu và mùa xuân, lượng phấn hoa, bụi mịn, nấm mốc trong không khí gia tăng, có thể gây kích ứng đường hô hấp, dẫn đến ho, đau họng.
• Những người có cơ địa dị ứng càng dễ bị viêm họng hoặc viêm mũi dị ứng do phản ứng với các tác nhân này.
 
Thói quen sinh hoạt không phù hợp
 
• Uống nước đá, ăn đồ lạnh khi trời lạnh khiến cổ họng dễ bị viêm nhiễm hơn.
• Không giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, dễ khiến niêm mạc họng bị kích ứng, gây ho và đau rát.
• Sử dụng điều hòa quá lạnh hoặc ngồi trước quạt gió mạnh làm khô niêm mạc họng, giảm khả năng bảo vệ của họng, khiến virus dễ xâm nhập.

Mẹo giảm ho đau họng khi thời tiết thay đổi

Thay vì lạm dụng thuốc Tây, bạn có thể áp dụng những mẹo đơn giản này ngay tại nhà để làm dịu cơn ho và giảm đau họng nhanh chóng.
 
1. Súc miệng bằng nước muối ấm
Nước muối có tính sát khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm họng.
Cách làm: Pha ½ thìa cà phê muối với một cốc nước ấm, súc miệng trong 30 giây rồi nhổ ra. Thực hiện 2-3 lần/ngày để làm dịu cổ họng.
 
2. Uống nước ấm với mật ong và chanh
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, giúp làm dịu niêm mạc họng bị kích ứng. Chanh giàu vitamin C, giúp tăng sức đề kháng và làm loãng đờm.
Cách làm: Pha 1 thìa mật ong và ½ thìa nước cốt chanh vào cốc nước ấm, khuấy đều và uống chậm từ từ. Uống 1-2 lần/ngày sẽ giúp giảm ho đau họng. 
 
3. Uống trà gừng ấm
Gừng có tính ấm, giúp giảm viêm, tiêu đờm và làm dịu họng.
Cách làm: Thái vài lát gừng tươi, đun với nước sôi trong 5 phút, có thể thêm mật ong để dễ uống hơn. Uống 2 lần/ngày để giữ ấm cổ họng.
 
4. Ngậm quất hấp mật ong hoặc đường phèn
Quất chứa nhiều vitamin C giúp giảm viêm, mật ong và đường phèn làm dịu cổ họng.
Cách làm: Rửa sạch 3-4 quả quất, cắt đôi, trộn với mật ong hoặc đường phèn, hấp cách thủy 15 phút. Ăn cả nước lẫn cái, ngày 2-3 lần.
 
Quất hấp mật ong hoặc đường phèn giúp giảm ho đau họng
 
5. Giữ ấm cổ họng
Khi trời lạnh, giữ ấm cổ họng bằng khăn quàng hoặc mặc áo cao cổ để tránh gió lùa.
Hạn chế uống nước đá, ăn đồ cay nóng vì có thể kích thích cổ họng, làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
 
6. Uống nhiều nước ấm
Nước giúp làm loãng đờm, giữ ẩm niêm mạc họng và hỗ trợ đào thải độc tố.
Mỗi ngày uống 1.5 - 2 lít nước ấm, có thể thay đổi bằng trà thảo dược hoặc nước ấm pha mật ong.
 
7. Xông hơi với lá tía tô, bạc hà, sả
Hơi nước nóng từ các loại lá này giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm nghẹt mũi và ho.
Cách làm: Đun sôi lá tía tô, bạc hà, sả rồi dùng khăn trùm đầu xông trong 10 phút.
 
8. Sử dụng dung dịch xịt họng từ thảo dược
Để hỗ trợ giảm nhanh ngứa họng, ho, đau rát họng, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng, bạn có thể sử dụng dung dịch xịt họng chiết xuất từ một số loại thảo dược như xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào…
• Xạ can: Có tác dụng kháng viêm, tiêu đờm, thường dùng để giảm sưng đau họng và ho khan.
• Kim ngân hoa: Giàu hoạt chất kháng khuẩn, giúp thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ giảm viêm họng, ho do nhiễm khuẩn.
• Bạch chỉ: Giúp giảm đau, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị ho có đờm và viêm họng do lạnh.
• Lá trầu không: Chứa tinh dầu có khả năng kháng khuẩn mạnh, giúp sát trùng họng, giảm ho và đau rát cổ họng.
• Hoàng bá: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm đau họng, viêm họng và ho khan.
• Ngũ vị tử: Giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm ho dai dẳng và tăng cường sức đề kháng cho đường hô hấp.
• Hoa đu đủ đực: Giàu chất chống viêm và kháng khuẩn, giúp giảm ho, tiêu đờm, làm dịu cổ họng.
• Lá đào: Có tính kháng viêm, giúp giảm ho, tiêu đờm và hỗ trợ điều trị viêm họng hiệu quả.
 
Nên chọn dung dịch được thiết kế dạng vòi xịt dài, có tác dụng tại chỗ, xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho. Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như sau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) cho trôi dịch nhầy ở họng, sau đó nuốt vài ngụm nước ấm.
Dung dịch xịt họng từ thảo dược có sản phẩm dành riêng cho trẻ em và người lớn, bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng. 
 

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

Hỗ trợ:
Giảm nhanh ngứa họng, viêm họng, viêm amidan, thanh quản
Thành phần: 
Xạ can, kim ngân hoa, bạch chỉ, lá trầu không, hoàng bá, ngũ vị tử, hoa đu đủ đực, lá đào.
Phụ liệu: natri benzoate, menthol, aspartam, glycerin, xylitol, nước tinh khiết.
Công dụng:
Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, đau rát họng, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.
Cách sử dụng:
Lắc kỹ trước khi dùng. 
- Xịt vào họng ngày ít nhất 7 lần, người lớn mỗi lần xịt 4 nhịp, trẻ em mỗi lần 2-3 nhịp (tùy tuổi). Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt. 
- Nếu ho nhiều, lâu ngày: Xịt vào họng mỗi khi ngứa họng, sắp ho, người lớn mỗi lần xịt 4 nhịp, trẻ em mỗi lần 2-3 nhịp (tùy tuổi). Có thể xịt nhiều lần, từ 10 đến 15 lần/ ngày.
Chú ý:
- Để tăng hiệu quả, trước khi xịt cần rửa họng như sau: nuốt vài miếng thức ăn khô (không dầu mỡ) cho trôi dịch nhầy ở họng, sau đó nuốt vài ngụm nước ấm.
- Nếu không cắt cơn ho trong 10 phút, có thể là do bạn dùng Xịt Họng Nhất Nhất chưa đúng cách. Hãy gọi hotline để được tư vấn cách dùng cho đúng.
Chống chỉ định: 
Không dùng cho người mẫn cảm với các thành phần của dung dịch. 
Cảnh báo, thận trọng: 
Thận trọng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi. 
Tác động bất lợi tiềm ẩn: 
Không được sử dụng sản phẩm đã hết hạn sử dụng. 
Quy cách đóng gói:
Hộp 1 chai x 10ml, 20ml.
Bảo quản:
Nơi khô (dưới 30°C), tránh ánh sáng mặt trời.
Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất

Xuất xứ: Việt Nam
Tổ chức chịu trách nhiệm về sản phẩm:
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại: 1800.6689 Fax: (0272).3817337

 

Nguyễn Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại