Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:25
RSS

Kinh hãi axit trộn nước lã thành dấm ăn

Thứ tư, 23/01/2019, 16:19 (GMT+7)

Ngày 23/1, các trinh sát Đội CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an TP Quảng Ngãi (tỉnh Quảng Ngãi) bắt quả tang cơ sở đang dùng axit và nước lã thành dấm ăn.

Kinh hãi axit trộn nước lã thành dấm ăn
Cận cảnh nơi bà Mùa sản xuất dấm giả (gồm axít và nước lạnh), đóng chai tại chỗ (ảnh: Vietnamnet)

Theo tin tức trên Vietnamnet, lực lượng chức năng phát hiện bà Đặng Thị Mùa (SN 1964, ở số 26, đường Phan Đình Phùng, TP Quảng Ngãi) cùng chồng đang dùng 2 can nhựa loại 20 lít bên trong chứa axít, pha chế với nước lã tạo thành dấm ăn.

Tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện hơn 100 chai nhựa loại 1,5 lít là vỏ chai nước suối đã qua sử dụng bên trong có chứa dấm vừa pha chế chuẩn bị tung ra thị trường. 

Cơ sở làm dấm giả này không có giấy phép kinh doanh, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc các loại phụ gia... Để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, bà Mùa lén lút dùng nhà của cha đẻ ở số 26, đường Phan Đình Phùng để hoạt động. Vụ việc đang được Cảnh sát kinh tế Công an TP Quảng Ngãi tiếp tục điều tra. 

Kinh hãi axit trộn nước lã thành dấm ăn
Bà Loan đang chế biến dấm bằng nước lã và chất axit acetic

Trước đó, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện một cơ sở sản xuất dấm từ axít. Theo pháp luật Việt Nam cơ sở này của bà Châu Thị Loan (50 tuổi, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn) bằng cách pha hóa chất axit axetic công nghiệp với nước lã, rồi đóng trong những chiếc chai nhựa thu mua từ vựa phế liệu bán ra thị trường.

Theo cơ quan chức năng, tùy nồng độ axit axetic công nghiệp được pha mà dấm có thể gây hại, bào mòn dạ dày. Ngoài ra, dấm pha axit axetic công nghiệp có thể giết chết các men tiêu hóa, gây nguy hại khó lường cho sức khỏe

Việc dùng axit axetic pha chế với nước lã là cách để nhân đôi nguy hại. Vì các vi sinh vật có trong nước lã có thể kết hợp với dấm để lên men thành các vi khuẩn sinh ra chất độc.

Ngoài ra, chai nước khoáng đã sử dụng trước khi rót dấm vào cũng là nguồn lây nhiễm bệnh tật không nhỏ. Nếu chai lọ đựng dấm không sạch sẽ, bị nhiễm trùng thì riêng loại dấm chất lượng cũng bị hư hại ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, chứ chưa cần nói đến dấm pha nước lã với axit.

Mai Anh (t/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chiêu thức mạo danh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Để người dùng tránh “sập bẫy”, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.