Thứ sáu, 22/11/2024 | 17:23
RSS

Khô hạn ở tuổi 20: Nguyên nhân & cách điều trị

Thứ ba, 17/10/2023, 06:21 (GMT+7)

Khô hạn ở tuổi 20? Nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế tình trạng này lại đang xuất hiện phổ biến ở nước ta. Chúng ta đều hiểu rằng, 20 là độ tuổi trẻ, tuy nhiên đây cũng là độ tuổi có sự thay đổi thất thường trong cả tâm lẫn sinh lý.

khô hạn ở tuổi 20

I. Nguyên nhân gây khô hạn ở tuổi 20

Khô hạn là tình trạng âm đạo bị mất độ ẩm, chị em thường xuyên cảm thấy khô rát và ngứa ngáy. Thông thường khô hạn thường gặp ở nữ giới tiền mãn kinh và mãn kinh, vì vậy thật khó tin khi xuất hiện ở lứa tuổi 20. Tuy nhiên tình trạng này lại đang xảy ra ngày càng phổ biến. 

Và để xử lý vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng khô hạn khi chỉ mới 20 tuổi: 

1. Uống ít nước gây khô hạn

Bạn biết rằng, cơ thể có đến 70% là nước. Nước cần thiết cho mọi hoạt động và cơ quan chức năng trong cơ thể. 

Khi thiếu nước, các bộ phận bắt đầu có các biểu hiện rõ ràng như: mắt cay, môi nứt nẻ, da khô sạn, rối loạn kinh nguyệt máu kinh vón cục, nước tiểu vàng… Cùng với đó chức năng tình dục cũng bị ảnh hưởng nặng, do thiếu nước cơ quan này không thể sản xuất dịch nhờn làm ẩm môi trường âm đạo và tiết ra kể cả khi có sự kích thích tình dục.

Các chuyên gia đều khuyến cáo rằng, mỗi ngày cơ thể con người phải được hấp thụ đủ 2 lít nước. Nếu bạn cảm thấy uống nước quá nhàm chán, bạn có thể kết hợp với các loại quả và rau xanh để làm nước detox, nước ép… để bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể.

2. Chế độ ăn giảm cân thiếu khoa học

Xã hội hiện đại kéo theo nề nếp ăn uống thay đổi, sự xuất hiện như vũ bão từ các thực phẩm nhanh, chế biến sẵn khiến con người ưa chuộng và sử dụng ngày càng nhiều. Việc hấp thụ đồ chiên rán, dầu mỡ… gây ảnh hưởng ít nhiều đến các chức năng chính của cơ thể trong đó có việc làm sụt giảm sản sinh lượng Estrogen cần thiết. 

Bên cạnh đó, chị em thường có thói quen giảm cân để giữ dáng, và phần lớn trong số đó đều chọn cách nhịn ăn cũng như không hấp thụ chất béo. Trong khi đó, chất béo lại cực kỳ quan trọng đối với cơ thể. Chất béo không chỉ làm tăng sự mịn màng, tươi trẻ của làn da mà còn tăng khả năng hấp thụ các nhóm vitamin tan trong dầu như A, E - một trong những thành phần cần thiết cho làn da tươi trẻ, chống lão hoá. Khi chất béo đột nhiên bị sụt giảm, cơ thể cũng xuất hiện vấn đề về mất nước - là nguyên nhân khiến môi trường âm đạo thiếu độ ẩm, gây khô hạn.

3. Thói quen thức khuya

Thức khuya là thói quen phổ biến của giới trẻ hiện nay. Một phần phải thức khuya để học tập làm việc, một phần thức khuya để giải trí… Tuy nhiên đây là một thói quen xấu vì chúng làm thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể. 

Khi đồng hồ sinh học bị thay đổi, các cơ quan phải tiếp tục hoạt động mà không được nghỉ ngơi, thời gian phục hồi và tái tạo bị ảnh hưởng. Điều đó khiến cơ thể nhanh bị lão hoá hơn, chức năng nội tiết cũng bị rối loạn. Và khô hạn chính là một dấu hiệu điển hình khi cơ thể bị rối loạn hormone nội tiết.

Thức khuya thường xuyên là thói quen xấu, gây khô hạn sớm ở tuổi 20

Thức khuya thường xuyên là thói quen xấu, gây khô hạn sớm ở tuổi 20

4. Vệ sinh vùng kín sai cách

Nhiều lời đồn đoán rằng, việc vệ sinh bằng các loại dung dịch vệ sinh hàng ngày là cách bảo vệ cô bé luôn thơm tho và sạch sẽ, loại bỏ viêm nhiễm hiệu quả và ngăn ngừa các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. 

Tuy nhiên, thực tế không hẳn vậy. Môi trường âm đạo hay các cơ quan trong cơ thể đều được thiết lập một quy trình sinh học tự nhiên, tự cân bằng và phục hồi. Việc tiếp xúc liên tục với các loại dung dịch tẩy rửa, sẽ khiến nồng độ pH ở đây thay đổi, cơ chế cân bằng vốn có cũng tự mất đi. Không những vậy còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi tại âm đạo, khiến cô bé dễ bị viêm nhiễm nấm ngứa hơn. 

Bên cạnh đó, một số loại dung dịch vệ sinh chứa cồn khiến môi trường âm đạo mất độ ẩm, trở nên khô rát, dễ ngứa ngáy và là nguyên nhân dẫn tới dịch tiết không nhiều như trước.

5. Áp lực, stress kéo dài

Phần lớn các bạn gái ở độ tuổi 20 hầu hết còn đang ngồi trên ghế nhà trường, hay mới bắt đầu trải nghiệm cuộc sống tự lập làm việc và không tránh khỏi cảm giác lo lắng, căng thẳng. 

Và áp lực, stress kéo dài cũng là nguyên nhân khiến cô bé khô hạn bất thường. 

6. Rối loạn nội tiết tố nữ

Không chỉ nữ giới tiền mãn kinh, mãn kinh bị sụt giảm estrogen mà các bạn nữ độ tuổi 20 cũng gặp phải trường hợp này. 

Phần lớn nguyên nhân đến từ việc sinh hoạt không điều độ, ăn uống không khoa học, thức khuya… Khiến nội tiết tố thay đổi, sụt giảm và là nguyên nhẫn dẫn đến khô hạn.

7. Mắc bệnh lý gây khô hạn

Khô hạn có thể xảy ra với các bạn nữ trẻ khi bạn bị mắc các loại bệnh phụ khoa như: u xơ buồng trứng, nhiễm trùng âm đạo, viêm buồng trứng…

8. Khô hạn sau sinh

Việc kết hôn ở tuổi đời còn khá sớm như 20, 21 hiện nay đã không còn là điều gì xa lạ. Và cũng không khó hiểu khi khô hạn sau sinh là biểu hiện thường gặp, do cơ thể có những thay đổi đột ngột, nội tiết tố sụt giảm...

Khô hạn ở tuổi 20

Khô hạn sau sinh ở tuổi 20 đối với chị em kết hộn và sinh con sớm

II. Khô hạn ở tuổi 20 có nguy hiểm không?

Khô hạn tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe cơ thể, nhưng nó lại là vấn đề khá nghiêm trọng khi ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và hạnh phúc gia đình. 

Việc thường xuyên cảm thấy ngứa ngáy khiến chị em vừa ái ngại lại khó chịu, đặc biệt ở nơi đông người. Cùng với đó, các cuộc yêu với chồng cũng bị ảnh hưởng không kém, khi thay vì cảm giác đạt đến khoái cảm tận hưởng gia vị tình yêu thì chị em chỉ cảm thấy đau rát, thậm chí xuất hiện máu khi quan hệ.

Đặc biệt hơn, khô hạn chính là nguyên nhân khiến chị em tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa, nguy hiểm đến tính mạng.

III. Cách cải thiện tình trạng khô hạn tuổi 20

Ở tuổi 20, cơ thể có khả năng phục hồi và tái tạo nhanh. Vì vậy rất dễ để cải thiện tình trạng này nếu chị em chú ý các vấn đề dưới đây: 

1. Uống đủ nước mỗi ngày

Nước chiếm đến 70% cơ thể, vì vậy không có gì lạ khi thiếu nước môi trường âm đạo sẽ bị ảnh hưởng. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, cơ thể cần được bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để đáp ứng cho mọi hoạt động thiết yếu của cơ thể. 

Bổ sung nhiều nước là cách đảm bảo dịch nhầy âm đạo luôn được tiết đầy đủ, cải thiện được các triệu chứng ngứa ngáy, khô rát mỗi lần hoan ái.

2. Chế độ ăn uống khoa học 

Dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ các nhóm chất giúp cho da sáng, hồng hào và căng bóng. Các loại rau củ giúp bổ sung nước tự nhiên, ngăn da khô, tiết dầu do thiếu độ ẩm.

Bên cạnh đó, các hoạt chất cần thiết từ dinh dưỡng còn giúp môi trường âm đạo luôn được cân bằng, chống lại viêm nhiễm từ các vi khuẩn có hại.

Chế độ ăn uống khoa học cải thiện tình trạng khô hạn tuổi 20

Chế độ ăn uống khoa học cải thiện tình trạng khô hạn tuổi 20

3. Vệ sinh vùng kín đúng cách

Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh lành tính, chiết xuất thảo dược thay vì các loại dung dịch chứa cồn, hoá chất để bảo vệ cô bé mỗi ngày. 

Lưu ý không nên vệ sinh vùng kín quá nhiều để đảm bảo môi trường âm đạo không bị ảnh hướng quá mức, bạn có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ phụ khoa về lịch vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ. 

4. Ngủ đủ giấc

Thức khuya, ngủ không đủ sẽ chỉ khiến cơ thể nhanh lão hoá do không có thời gian tái tạo và phục hồi. 

Vì vậy cần ngủ đủ giấc, ngủ sớm để khắc phục các rối loạn nội tiết tố, cải thiện tình trạng khô hạn tại âm đạo.

5. Bổ sung nội tiết tố

Trong trường hợp cơ địa bạn vốn dĩ thiếu hụt estrogen hoặc muốn nhanh chóng cân bằng nội tiết tố, xử lý nhanh triệu chứng khô hạn, bạn nên bổ sung nội tiết tố từ bên ngoài. 

Viên nội tiết Ngự y mật phương cải thiện nội tiết tố bằng cách tập trung kích thích buồng trứng hoạt động - là sản phẩm phù hợp dành cho lứa tuổi cần tăng cường nội tiết tố nhưng không muốn ảnh hưởng chức năng cơ thể sau này. 

Nội tiết Ngự y mật phương kích thích buồng trứng tự sản sinh estrogen theo chu trình tự nhiên, nhờ vậy mà cơ thể không cần phụ thuộc vào lượng estrogen bên ngoài như các sản phẩm nội tiết khác. Đó là lý do sau khi sử dụng, hiệu quả vẫn được duy trì bền vững mà không cần tiếp tục bổ sung, khắc phục nỗi lo thiếu hụt nội tiết khi không sử dụng sản phẩm nữa. 

Nội tiết cải thiện ổn định, các bộ phận liên quan đến hormone nội tiết cũng được cải thiện theo. Tình trạng khô rát khi quan hệ, ngứa ngáy vùng nhạy cảm được xử lý nhanh chóng và an toàn. 

6. Duy trì tập thể dục đều đặn

Tập thể dục không chỉ giúp bạn có một vóc dáng thon gọn, chắc khỏe, tinh thần thư thái… mà còn tăng cường nội tiết tố. Vì vậy bằng việc tập thể dục thường xuyên, sinh lý nữ được cải thiện rõ rệt, dịch bôi trơn tiết nhiều, đời sống quan hệ dễ đạt khoái cảm.

Tập thể dục giúp tăng cường nội tiết tố, cải thiện sinh lý, giảm khô hạn ở tuổi 20

Tập thể dục giúp tăng cường nội tiết tố, cải thiện sinh lý, giảm khô hạn 

7. Khám phụ khoa định kỳ

Khám phụ khoa không chỉ là cách bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý viêm nhiễm nguy hiểm, mà còn khắc phục được vấn đề khô hạn do các bệnh phụ khoa gây ra. 

Nhất là đối với các bạn nữ đã quan hệ, việc tầm soát phụ khoa định kỳ là điều cần thiết, đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như người đồng hành của bạn.

8. Sử dụng vitamin E cải thiện tình trạng khô hạn

Cơ thể phụ nữ sẽ tốt hơn rất nhiều khi được bổ sung vitamin E. Bạn có thể bổ sung từ các thực phẩm trong cuộc sống như: trứng, hải sản, sữa, hạt lanh… Ngoài ra, nhiều người cho rằng việc dùng vitamin E để massage vùng kín giải quyết tình trạng khô hạn khá tốt. 

9. Chú trọng màn dạo đầu

Dạo đầu là bước quan trọng để bắt đầu cuộc yêu một cách trọn vẹn. Dạo đầu kích thích âm đạo tiết dịch nhầy một cách tự nhiên nhất, giúp chị em vào cuộc dễ hơn cũng như hạn chế được tối đa cảm giác đau rát khi quan hệ.

10. Sử dụng kem/gel bôi trơn

Bạn có thể sử dụng kem, gel bôi trơn để giảm cảm giác khó chịu, đau rát khi quan hệ. Mặc dù vậy, đây chỉ nên được coi là giải pháp tạm thời, không nên lạm dụng vì có thể khiến môi trường âm đạo thay đổi, dịch nhờn không được tiết theo chu trình tự nhiên nữa.

Khô hạn ở tuổi 20 khá phổ biến với xã hội hiện nay, tuy nhiên tình trạng này không quá nghiêm trọng và có thể khắc phục nhanh chóng. Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng, thay vào đó tập trung thay đổi các thói quen hiện tại cũng như bổ sung nội tiết tố để khắc phục tình trạng này.

thông tin tư vấn

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại