Uber, Grab hiện nay đã trở thành những thương hiệu nổi tiếng trong dịch vụ vận tải vì tính năng thuận tiện. Tuy nhiên, chính điều này đã tạo nên sự cạnh tranh "khốc liệt" với hãng taxi truyền thống.
Theo thông tin đăng tải trên tờ Tiền Phong thì các hãng taxi các hãng taxi truyền thống liên tục phản ứng trước việc Uber và Grab có nhiều lợi thế hơn taxi truyền thống, đặc biệt là không bị khống chế số xe, không bị cấm đường. Điều này khiến cho các hãng taxi truyền thống, trong đó có cả ông lớn như Vinasun taxi thừa nhận thu nhập tài xế giảm mạnh, nhiều lái xe bỏ hãng, sức ép ùn tắc giao thông tăng lên.
Các hãng đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp minh bạch hoá hoạt động của taxi công nghệ như Uber và Grab để cạnh tranh bình đẳng, không tăng quá nhiều xe để gây tắc đường. Chẳng hạn như: Buộc Uber và Grab phải gắn mào, dán tem ngoài thành xe như taxi.
Số lượng xe Grab, Uber khá nhiều nên việc quản lý số lượng cũng như doanh thu là điều khá khó trong khi những hãng taxi truyền thống thì phải khai báo rõ ràng. Điều này cũng phần nào tạo nên sự bất bình đẳng giữa taxi truyền thống với Uber, Grab.
Trước ý kiến cho rằng taxi truyền thống có phần thiệt thòi hơn so với taxi công nghệ, ông Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia HN thì việc cạnh tranh giữa taxi công nghệ và taxi truyền thống là cạnh tranh khác ngành cũng giống như taxi và xe hợp đồng, chúng không hề liên quan gì tới nhau.
Tuy nhiên, Uber, Grab xuất hiện đã làm cho ngành xe hợp đồng lấn sân khiến các hãng taxi cảm thấy bị "đe dọa" vì họ không còn là "độc quyền" nữa.
Trong khi các nhà quản lý đang loay hoay tìm cách giải quyết thì các doanh nghiệp taxi đã nhanh chóng "thích ứng với thời cuộc" và tìm cách để cạnh trang với taxi công nghệ.
Đi đầu xu hướng này chính là hãng taxi Thành Công tại Hà Nội. Trước đó, hãng này đã cho ra mắt ứng dụng Thanh cong app. Ứng dụng gọi xe này có chức năng không khác gì Uber và Grab, thậm chí có những tiện ích mở rộng về công nghệ như có thể đặt xe qua chức năng messenger trên Facebook.
Việc xây dựng các ứng dụng gọi xe của từng hãng taxi đã diễn ra từ nhiều năm nay nhưng điểm đáng chú ý trong phần mềm Thanh cong App chính là sự công khai xuất hiện dòng xe Thanh cong Car - một loại xe mà đại diện hãng này sẵn sàng công khai là "taxi không mào", "taxi không sợ cấm đường".
Mặc dù chưa công bố rõ ràng nhưng một số hãng taxi truyền thống cũng đã tìm ra biện pháp để cạnh tranh với Uber và Grab tương tự như Thành Công. Chẳng hạn, ông lớn Taxi Mai Linh từ lâu phát triển phần mềm Open 99 và Mai Linh Taxi. Phần mềm này có phục vụ dòng xe VIP - không tem, không mào như các dòng xe Uber và Grab.
Một thông tin từ anh Ngọc cung cấp khiến tôi rất phấn khởi. Đó là ở Việt Nam, có 7 doanh nghiệp Việt đã phát triển phần mềm mới. Đó là tín hiệu rất đáng quý và nó có được chính là nhờ giai đoạn cho thí điểm Uber, Grab. Khi Uber, Grab đến, các nhà kinh doanh ở Việt Nam thấy họ làm mưa làm gió quá thì mình cũng phải vào đó. Có thể chính họ là đến từ các hãng xe truyền thống. Cùng 1 lượng vốn nếu ngày xưa họ duy trì mua thêm xe như cũ thì giờ, căt ra vài trăm tỷ để đầu tư công nghệ mới, ra được phần mềm này.
Tôi cảm thấy một tương lai là có thể họ sẽ không chỉ cạnh tranh ở Hà Nội, Tp HCM mà một ngày nào đó họ có thể sang cả Lào, Campuchia. Các nhà quản lý cần phải tạo ra cơ hội cho họ làm được việc đó. Mà muốn họ làm được thì phải có Uber, Grab hôm nay.
Thị trường tiến hoá như vậy. Việt Nam vì sao không nghĩ rằng, chính những doanh nghiệp của mình như Mai Linh, Vinasun đưa các ý tưởng lớn lên như vậy? Lợi thế của các ứng dụng phần mềm không phải chỉ phát triển bo bo ở trong nước mà có thể vươn ra thị trường nước ngoài như Myamar...thì sao? Trí tuệ, sức vóc của người Việt có thể làm được điều đó.
Việc có hình mẫu như Uber, Grab là chuyện tự nhiên của xã hội. Việc Bộ GTVT mạnh dạn thí điểm và thấu hiểu bản chất của họ ngay từ đầu là sáng suốt.
Bây giờ, ta phải nghĩ duy trì như thế nào để môi trường tốt hơn khi có 7 hạt mầm kia rồi. Vì thế, việc thử nghiệm Uber, Grab này cần tiếp tục được duy trì chứ không nên đóng sập cửa lại.