Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:22
RSS

Khi nhận hóa đơn tiền điện tăng 'sốc', bạn nên làm gì?

Thứ tư, 24/06/2020, 07:20 (GMT+7)

Cứ vào mùa nắng nóng, những hóa đơn tiền điện tăng cao bất thường lại rộ lên. Khi gặp phải trường hợp này, bạn có thể tham khảo cách sau để trả lời những thắc mắc.

Khi nhận hóa đơn tiền điện tăng cao nên làm gì?

Trước việc hóa đơn tiền điện tháng 5 và tháng 6 tăng gấp nhiều lần so với tháng trước đó, ngành điện Thủ đô đã chủ động đưa ra lý giải là do thời tiết nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện làm mát tăng cao, thời gian sử dụng điều hòa nhiều, giá điện bậc thang…

Tuy nhiên, tại một số địa phương đã xảy ra việc ngành điện nhầm lẫn trong quá trình ghi chỉ số công tơ dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng cao. Điều này đã khiến dư luận dấy lên sự hoài nghi về độ chính xác khi ghi hóa đơn tiền điện. 

Vậy khi hóa đơn tiền điện tăng cao chúng ta cần phải làm gì?

Cách 1: Kiểm tra, giám sát đồng hồ điện của gia đình

Bạn nên làm một bài kiểm tra để có kết quả chính xác của đồng hồ điện. Bạn có thể áp dụng cách kiểm tra đồng hồ điện như sau:

Tắt tất cả các thiết bị điện, tắt luôn CB chính ngay tại đồng hồ. Kết quả mong muốn là đồng hồ hầu như không quay hoặc khoảng 5, 10 phút mới quay được 1 vòng. Nếu đồng hồ quay với tốc độ nào đó thì bạn cũng tính được mỗi tháng bạn mất bao nhiêu vì đồng hồ tự chạy rồi. Nếu số lượng ít thì cũng nên bỏ qua vì nguyên tắc đồng hồ nào cũng sẽ nhúc nhích đôi chút nếu ta không dùng gì cả.

Đóng CB chính lên nhưng vẫn tắt tất cả thiết bị. Tắt ở đây là tắt hẳn chứ không phải để ở chế độ standby. Bây giờ quan sát đồng hồ:

Nếu đồng hồ không quay thì hệ thống điện của bạn tốt. Không có hiện tượng rò điện.

Nếu đồng hồ có quay thì bạn nên đếm thử trong một số phút đồng hồ quay bao nhiêu vòng, ghi lại số thứ nhất (s1). Từ s1 này bạn tính ra được 1 ngày, 1 tháng hệ thống điện của bạn bị rò bao nhiêu. Nếu số lượng đáng kể thì bạn phải tìm ra chỗ rò mà khắc phục nó để tiết kiệm điện. Bước này bạn cần tính 1giờ đồng hồ quay được bao nhiêu và ghi lại số s2.

Sử dụng một bóng đèn tròn 100W, cắm vào cho nó sáng và ngồi đếm số vòng quay. Bạn đếm số vòng quay này trong vòng 1 giờ. Có số vòng trong vòng 1 giờ thì bạn ghi lại số s3.

Bạn nên nhớ là số s3 chính là số vòng tương ứng 0.1KWH điện. Bạn tính s4 = (s3 – s2)x10

Nếu s4 bằng với số vòng/KWH ghi trên đồng hồ thì đồng hồ chạy đúng. Nếu nhỏ hơn thì đồng hồ chạy chậm. Nếu lớn hơn thì đồng hồ chạy nhanh.

Cách 2: Lắp công tơ đối chứng phía sau công tơ của EVN 

Hiện nay có hai loại công tơ điện. Công tơ đối chứng có 2 loại:

- Công tơ cơ: Ưu điểm là rẻ nhưng nhược điểm là cồng kềnh. Chỉ phù hợp với các gia đình ở nông thôn có không gian rộng rãi.

- Công tơ điện tử: Ưu điểm là nhỏ gọn, có thể lắp vào bảng điện như 1 chiếc Atomat, tuy nhiên nhược điểm là giá cao hơn 1 chút (từ 160 - 500K/ chiếc).

Sau khi lắp công tơ, chủ động theo dõi chỉ số, ghi nhật ký công tơ theo chu kỳ của EVN ghi trên hóa đơn tiền điện. Nếu chênh lệch số nhiều hơn hoặc ít hơn so với số mà EVN ghi nhận thì có nghĩa là EVN đang tính sai.

Thông báo với EVN

Sau khi kiểm tra, nếu công tơ điện không chính xác, có thể gửi yêu cầu đến EVN để được hỗ trợ kiểm tra công tơ điện.

+ Gọi điện tới Trung tâm Chăm sóc khách hàng (tổng đài 19001288 trực 24/7).

+ Đến trực tiếp tại các phòng giao dịch khách hàng của các công ty điện lực.

+ Gửi yêu cầu bằng email, hoặc qua ứng dụng chăm sóc khách hàng của điện lực.

Sau khi đăng ký dịch vụ kiểm tra công tơ, bộ phận chuyên trách của công ty điện lực sẽ liên hệ lại với khách hàng trong vòng 24 giờ ngày làm việc để hỗ trợ khách hàng.

Nếu khách hàng không đồng ý với kết quả kiểm tra của bên bán điện, khách hàng có quyền yêu cầu điện lực kiểm định công tơ:

Trường hợp sai số công tơ vượt quá cho phép, ngành điện sẽ tính toán truy thu (hoặc thoái hoàn) lại tiền điện cho khách hàng.

Kim Hảo (t/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN