Thứ năm, 28/03/2024 | 20:06
RSS

Hướng dẫn cách đi lễ chùa đầu năm Quý Mão 2023: Sắm lễ, văn khấn, cầu sao cho đúng?

Thứ bảy, 28/01/2023, 09:03 (GMT+7)

Đầu năm Quý Mão 2023, khi đi lễ chùa cần lưu ý: Cách sắm lễ vật đi chùa gồm những gì? Tết nguyên đán đi lễ chùa ngày nào tốt nhất? Nên đi chùa nào đầu năm? Văn khấn sao cho chuẩn nhất

1. Cách sắm lễ đi chùa đầu năm Quý Mão 2023 gồm những gì?

Việc sửa soạn đồ lễ đi chùa luôn được mọi gia đình coi trọng. Vậy làm đi lễ chùa cần mua và mang theo những gì? đi lễ chùa nên mua hoa quả gì? Ngay nội dung sửa soạn và sắm lễ đi lễ chùa dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được thắc mắc đi đền chùa dâng hoa gì và cần sắm lễ gì, như thế nào cho đúng chuẩn. Chắc chắn rằng bạn sẽ có được cách sắm lễ đi chùa ngày rằm tháng 7, rằm tháng giêng, ngày Tết một cách đầy đủ nhất:

- Khi đi chùa vào các ngày trong năm thì bạn chỉ cần dâng hương và sắm thêm các lễ chay bao gồm: Hương, quả tươi chín không dập thối, hoa tươi, bánh trưng, kẹo, chè,....Không được sắm lễ mặn như cỗ tam sinh bao gồm thịt lợn, trâu, gà, bò, giò,...

Thường thì việc sắm lễ mặn (gà, giò, rượu, trầu cau, bánh chưng, hương,...) chỉ có thể được chấp nhận khi trong chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và Đức Ông chính là vị thần cai quản toàn bộ ngôi chùa, hãy nhớ rằng chỉ được dâng đồ lễ tại ban thờ, điện thờ đó mà thôi chứ tuyệt đối không được dâng tại ban thờ Phật.

Cấm kỵ việc dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện bởi đây là chính điện nơi thờ tự chính của ngôi chùa.

- Không nên mua tiền vàng mã hay tiền âm phủ để dâng cúng lễ Phật, Chư Bồ tát và Thánh Hiền tại chùa chiền bởi điều này sẽ không tốt. Nếu có sắm lễ này thì chỉ được đặt ở ban thờ các vị Thánh, Mẫu và Đức Ông. Ngoài ra, tiền thật không được phép đặt lên hương án của chính điện mà hãy cho vào hòm công đức đặt tại chùa.

- Hoa tươi đi chùa lễ Phật phải là hoa huệ, hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn,...chứ không được dùng các loại hoa dại hay hoa nước ngoài.

Chú ý:

- Trước ngày dâng hương lễ Phật trên chùa, đền cần phải ăn chay, kiêng giới và làm việc thiện.

- Thường đi lễ chùa ngày rằm tháng bảy đều sắm sửa lễ vật để cầu siêu cho người đã khuất trong gia đình hoặc những cô hồn trên thế gian thì có thể sắm thêm các lễ vặt đặc trưng khác như: Đồ hàng mã chế tác theo hình con vật cúng chúng sinh, cháo, bánh đa, khoai, ngô,....chỉ được dâng đồ lễ tại ban thờ, điện thờ Đức Thánh chứ không được dâng tại ban thờ Phật.

- Đối với lễ vật cầu siêu thì phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của các vị tăng trụ trì tại chùa.

2. Đi chùa ngày Tết đầu năm Quý Mão 2023

Phong tục ngày Tết là đi chùa, tục lệ đầu năm mới này đã ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam bởi đây là một nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Chính vì vậy, mỗi dịp xuân về các gia đình đã chọn cho mình những ngày đi lễ chùa cuối năm và đầu năm nhằm để ước nguyện mọi điều tốt đẹp.

Hầu hết mọi kiêng kỵ, cách cúng khấn và chuẩn bị lễ đều giống với những ngày rằm, mùng một âm lịch hàng tháng đã được nhắc tới ở trên. Ngay sau đây sẽ là một số thông tin hữu ích khi đi lễ Phật đầu năm cùng cách chọn ngày tốt nhất cho gia chủ dịp năm mới đi chùa cầu tài lộc, may mắn, bình an.

3. Tết đi lễ chùa ngày nào Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023 tốt nhất?

Mùng 1 Tết:

Việc lên chùa vào mùng 1 Tết đã trở thành tục lệ quen thuộc, thậm chí họ sẽ lên chùa ngay đêm giao thừa. Họ cầu cho bản thân, gia đình mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hòa thuận, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Nên đi chùa vào mùng 1 cũng đồng nghĩa cả năm bạn sẽ có được sự an lạc, cả năm may mắn. Hứa hẹn một năm mới tràn ngập tin vui.

Mùng 2, 3 Tết:

Có quan niệm cho rằng, ngày mùng 2 và mùng 3 Tết là lễ đón Hỷ thần (Vị thần mang lại may mắn, hạnh phúc), đón Tài thần (Vị thần ban phước cho công danh, tài lộc). Vậy nên, đi chùa vào 2 ngày này sẽ cầu được ước thấy, cầu tài được tài, cầu hỷ được hỷ, hứa hẹn cả năm mới ngập tràn niềm vui và hạnh phúc.

Mùng 4 Tết:

Thông thường, ngày mùng 4 Tết Nguyên Đán là ngày các gia đình đón các vị thần từ thiên đình về hạ giới cai quản một năm.

Nếu đi chùa vào ngày này và thành tâm, thì điều bạn mong muốn sẽ được linh ứng và dễ thành hiện thực, ngày này cầu gì sẽ được nấy, nên nhưng ai muốn cầu tình duyên có thể chọn ngày này.

Mùng 5 Tết:

Quan niệm dân gian cho rằng, ngày mùng 5 Tết nói riêng, mùng 5 âm lịch nói chung là ngày Nguyệt Kỵ. Ngày này mang hàm ý là ngày nửa đời, nửa đoạn nên làm gì cũng chỉ giữa chừng, khó mà thuận lợi.

Chính vì thế, ngày này có thể đi lễ chùa đầu năm để tâm hồn được thảnh thơi, thanh tịnh. Đồng thời, có thể cầu mong bình an tới với gia đình, người thân cũng là điều vô cùng ý nghĩa.

Mùng 6 Tết:

Theo quan niệm của ông bà ta thì mùng 6 là ngày bình an, và mùng 6 năm nay cũng là ngày rất tốt để xuất hành cho các chuyến đi. Vậy nên, đi chùa vào ngày này cầu mong bình an, sức khỏe gia đạo sẽ rất tốt.

4. Nên đi chùa nào đầu năm mới Quý Mão 2023?

Bạn đang phân vân không biết Tết Nguyên Đán năm Quý Mão 2023 này nên đi chùa nào đầu năm để xin quẻ đầu năm, dâng sao giải hạn, xin bùa may mắn bình an và cầu tài cầu lộc cũng như sức khỏe cho gia đình.

Sau đây sẽ là 11 ngôi chùa liêng tiên nhất cho mọi người về viếng thăm mỗi dịp Tết đến, xuân về: Chùa Bái Đính (Ninh Bình), đền Trần (Nam Định), chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), đền Chúa Thác Bờ (Hòa Bình), Thiền Viện Trúc Lâm (Vĩnh Phúc), đền ông Hoàng Bảy (Lào Cai), chùa Yên Tử (Quảng Ninh), đền Mẫu Đồng Đăng và Mẫu Sơn (Lạng Sơn).

5. Văn khấn dâng sao giải hạn đầu năm Quý Mão 2023 chuẩn Nhất

Na mô A Di Đà Phật (3 lần).

Na mô Hữu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng thượng đế

Kính lạy

  • Đức Trung thiện tinh chúa Bắc cực tử vi Trùng sinh đại đế
  • Đức Tả Nam Tào lục ty Duyên thọ tinh quân
  • Đức Hưu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách tinh quân
  • Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.
  • Đức Thượng Thanh bản mệnh Nguyên thần chân quân,

Hôm  nay là ngày.... tháng... năm Quý Mão

Tín chủ con là... Ngụ tại...

Thành tâm sửa biện  hương hoa lễ vật thiết lập tại địa chỉ....

Làm lễ giải hạn sao (Nếu là sao gì chiếu mạng thì ghi thêm vào văn khấn và bài vị. Ví dụ "làm để giải hạn sao Kế Đô chiếu mệnh").

Cúi mong chư vị chấp kỳ bạc lễ phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Chúng con cúi đầu chí thiết chí thành, nhất tâm bái lạy.

Cẩn cáo

(*) Lưu ý các sao đầu năm của bạn:

* Sao Thái Dương: Nhật cung Thái Dương Thiên tử tình quân

* Sao Thái Âm: Nguyệt cung Thái âm Hoàng hậu tinh quân

* Sao Mộc Đức: Đông phương Giáp ất Mộc Đức tinh quân

* Sao Vân Hán: Nam phương Bính đinh Hỏa đức tinh quân

* Sao Thổ Tú: Trung ương mậu kỷ Thổ Đức tinh quân

* Sao Thái Bạch: Tây Phương canh tân Kim Đức Thái Bạch tinh quân

* Sao Thủy Diệu: Bắc Phương nhâm quý Thủy Đức tinh quân

* Sao La Hầu: Thiên cung Thần thủ La Hầu tinh quân

* Sao Kế Đô: Địa Cung Thần Vỹ Kế Đô tinh quân

Ngân Quỳnh (TH)
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại