Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:35
RSS

Hôi miệng từ cổ họng: 4 cách chữa đơn giản

Thứ hai, 03/08/2020, 17:25 (GMT+7)

Hôi miệng từ cổ họng (hay còn gọi là cổ họng có mùi hôi) là tình trạng phổ biến, thường gặp, tuy không gây nguy hiểm nhưng lại gây tự ti, phiền muộn, lo âu, thậm chí căng thẳng, cản trở giao tiếp…

Sự kiện:
Hôi miệng

Nguyên nhân gây hôi miệng từ cổ họng

Hôi miệng ngoài các bệnh lý về răng còn do các bệnh lý về mũi họng như viêm họng, viêm xoang, các bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản. Sau đây là môt số nguyên nhân khiến cổ họng có mùi hôi:

Viêm xoang

Khi bị viêm xoang, dịch nhầy và mủ tồn đọng trong các hốc xoang có thể chảy xuống cổ họng. Dịch tiết đem theo vi khuẩn, virus tấn công vào trong khoang miệng và đường hô hấp dưới khiến hơi thở xuất hiện mùi khó chịu. Ngoài ra, dịch nhầy từ mũi chảy xuống có thể tồn đọng trong cổ họng làm cản trở đường đi của thức ăn xuống dạ dày. Một lượng nhỏ thức ăn sẽ được giữ lại trong cổ họng và bị vi khuẩn phân hủy dẫn đến hôi miệng.

Hôi miệng từ cổ họng
Dịch nhầy và mủ từ hốc xoang chảy xuống cổ họng là nguyên nhân gây hôi miệng

Khô miệng

Nước bọt là nước xúc miệng tự nhiên, giúp loại bỏ các phần tử gây ra mùi hôi thối. Khi cơ thể bị thiếu nước, miệng bị khô, lượng nước bọt tiết ra không đủ, vi khuẩn sẽ tích tụ, sinh sôi gấp nhiều lần cần làm hơi thở có mùi kèm những triệu chứng: liên tục khát nước, môi nứt ẻ, họng bị đau, cảm giác rát lưỡi.

Viêm họng

Viêm họng là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên thường gặp. Bệnh thường xảy ra do nhiễm trùng virus, vi khuẩn hoặc do dị ứng, hút thuốc lá, sinh sống trong môi trường ô nhiễm, giao tiếp quá nhiều hoặc do ảnh hưởng của các bệnh hô hấp khác.

Viêm họng gây hôi miệng do:

• Virus và vi khuẩn gây nhiễm trùng hầu họng không chỉ gây sưng viêm niêm mạc mà còn tiết độc tố khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
• Nhiễm trùng hầu họng có thể khiến cơ thể mất nước và làm giảm bài tiết nước bọt ở khoang miệng. Lượng nước bọt giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển mạnh, nhanh chóng phân giải protein trong thức ăn và tạo thành chất bay hơi chứa lưu huỳnh có mùi khó chịu.
• Khi bị viêm họng, hệ hô hấp có xu hướng bài tiết nhiều dịch đờm. Dịch đờm ứ đọng tại cổ họng có xu hướng đặc quánh dần theo thời gian và gây ra mùi hôi trong khoang miệng.
• Viêm họng thường gây ngạt tắc mũi và khó khăn khi thở bằng mũi. Do đó hầu hết bệnh nhân đều thường có xu hướng thở bằng miệng. Tuy nhiên thói quen này có thể khiến vi khuẩn bùng phát mạnh, làm giảm lượng nước bọt trong khoang miệng và gây ra mùi khó chịu.

Viêm amidan

Viêm amidan là tình trạng vi khuẩn, nấm và virus xâm nhập vào hạch lympho ở hai bên cổ họng và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Viêm amidan gây ra hôi miệng là do vi khuẩn tích tụ trong hạch lympho, ứ mủ và tiết ra mùi hôi khó chịu. Mùi hôi này có xu hướng nghiêm trọng hơn khi mức độ nhiễm trùng diễn tiến nặng nề. Ngoài ra, tình trạng mất nước ở bệnh nhân viêm amidan cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi khó chịu.

Các bệnh lý dạ dày 

Viêm loét dạ dày sẽ khiến thức ăn chậm tiêu hóa, gây tồn đọng trong dạ dày, lên men nên tạo mùi khó chịu và phát ra qua hơi thở. Vi khuẩn helicobacter pylori chính là thủ phạm chính dẫn tới viêm dạ dày và cũng là nguyên nhân làm cho hơi thở có mùi.

Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và acid dịch vị sẽ bị trào ngược lên thực quản, vòm họng và cả miệng khiến người bệnh bị hôi miệng. Ngoài ra, acid dịch vị khi trào ngược lên sẽ bào mòn lớp niêm mạc miệng và họng, vi khuẩn sinh mùi sẽ có điều kiện phát triển.

Hôi miệng từ cổ họng
Trào ngược dạ dày khiến thức ăn và dịch vị bị trào lên vòm họng gây hôi miệng

Cách khắc phục đơn giản, hiệu quả chứng hôi miệng từ cổ họng

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Cần giữ thói quen đánh răng ít nhất ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ và cần phải chải răng đúng cách. Sau khi ăn có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn còn bám trong kẽ răng. Súc miệng bằng nước muối vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ sẽ loại bỏ mùi hôi dễ dàng vì muối có tính khử khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng và khử mùi hôi hiệu quả.

Hôi miệng từ cổ họng

Vệ sinh răng miệng là cách đơn giản, cần làm hằng ngày để tránh hôi miệng

Uống đủ nước: Uống đủ nước chính là cách để tránh hôi miệng. Cần uống 2 lít/ngày, khi uống đủ nước, cơ thể tiết đủ nước bọt ước bọt sẽ ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng. 

Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh: Bổ sung thêm trái cây, rau củ giàu chất chống oxy hóa vào thực đơn ăn uống. Tránh những loại đồ uống chứa nhiều axit như cà phê, nước ngọt có ga… giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày, tránh ăn khuya và sử dụng trà xanh hoặc trà đen để loại bỏ hôi miệng.

Sử dụng thuốc Đông y thế hệ 2 giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng, thành phần hoàn toàn từ thảo dược tuyệt đối an toàn cho sức khỏe giúp đẩy lùi chứng hôi miệng từ cổ họng nhanh chóng.
 

Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc KACHITA®ư

Điều trị hiệu quả viêm họng, viêm loét miệng lưỡi, miệng môi sưng đau, sưng đau răng lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng

Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0335/2017/XNQC/QLD

Chi tiết thông tin sản phẩm tại đây.

DS Phan Hiền
Theo Đời sống Plus/GĐVN