Trong thành phần dinh dưỡng của măng tươi có chứa chất cyanide gây ngộ độc, nặng hơn có thể dẫn tới nguy hiểm tính mạng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng trung bình trong 1kg măng củ chứa khoảng 230mg cyanide.
Chính vì vậy, khi bạn ăn măng tươi dưới tác động của các enzyme đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric. Đây là một chất cực độc với cơ thể, gây hại cho gan, suy gan, xơ gan.
Các món ăn như dưa muối, cà muối… giúp kích thích vị giác giúp bạn ăn cơm ngon miệng hơn. Và đây cũng luôn là món ăn được nhiều người yêu thích.
Tuy nhiên, trên thực tế trong các món ăn như này thường chứa nhiều hàm lượng muối và nitrite. Khi bạn ăn vào hai chất này sẽ làm tăng gánh năng lên gan, khiến gan của bạn phải hoạt động vật vả, lâu ngày hình thành căn bệnh xơ gan.
Những món ăn từ nội tạng động vật như (lòng, tim, gan, cật, phổi…) được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, những thực phẩm chứa nhiều chất béo và cholesterol cần phải cẩn trọng khi sử dụng vì không tốt cho gan.
Khi ăn nhiều nội tạng động vật sẽ làm giảm thiểu hoặc ức chế sự bài tiết mật khiến gan không thể thanh lọc được dễ gây bệnh gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người ăn.
Nếu bạn dễ bị sỏi thận, các loại hạt vỏ cứng không phải là một món ăn vặt tốt. Chúng chứa một loại khoáng chất gọi là oxalat, được tìm thấy trong loại sỏi thận phổ biến nhất.
Nếu bạn đã từng bị sỏi thận, hãy bỏ qua tất cả các loại hạt có vỏ cứng. Đối với những người khỏe mạnh, cần chú ý đến việc ăn các thực phẩm có chứa oxalate, chẳng hạn như rau bina, củ cải đường, khoai tây chiên, và bột cám.
Rất nhiều người thích ăn hạt dưa mà không biết rằng, hạt dưa gây tổn thương nhất định cho gan, mọi người thường rất dễ bỏ qua tác dụng tiêu cực của hạt dưa.
Khi buồn chán, nhiều người ngồi cắn hạt dưa cả ngày, dẫn đến ăn quá nhiều, từ đó tích tụ nhiều chất béo không bão hòa trong cơ thể gây rối loạn chuyển hóa chất béo.
Chất béo này đều tích tụ ở trong gan, ảnh hưởng đến chức năng gan, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Do đó mỗi lần ăn hạt dưa, chuyên gia kiến nghị nên ăn hạn chế, không được ăn quá nhiều.
Nếu bạn ăn quá nhiều muối, thận của bạn sẽ phải làm việc cật lực hơn để loại bỏ lượng natri dư thừa, do đó chúng sẽ bắt đầu giữ nước – điều này có thể dẫn đến huyết áp cao.
Để giữ cho thận khỏe mạnh, bạn có thể nêm thêm các loại gia vị và thảo mộc khác, thay vì lạm dụng muối. Bạn cũng nên giảm tiêu thụ các loại thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn như soup và rau đóng hộp, pizza đông lạnh, salad trộn, bởi chúng thường chứa rất nhiều muối.
Ăn quá nhiều đường không chỉ có hại cho răng mà còn gây hại cho gan của bạn. Tại gan, fructose sẽ được chuyển hóa và một phần tạo thành các giọt chất béo. Vì vậy, việc sử dụng quá nhiều đường tinh luyện và si-rô hàm lượng fructose cao sẽ gây tích tụ chất béo, dẫn đến các bệnh lý về gan.
Một số nghiên cứu cho thấy đường có thể gây hại cho gan tương đương với rượu, ngay cả khi bạn không bị thừa cân. Do đó cần hạn chế các thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, kẹo ngọt.
Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ caffein lâu dài có thể làm nặng thêm bệnh thận mãn tính và có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Caffein là một chất lợi tiểu nhẹ, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nước của thận. Với số lượng hợp lý, cà phê sẽ không ngăn cản thận của bạn tiếp cận đủ nước để thực hiện công việc của mình, nhưng vượt quá có thể là một vấn đề.
Không những thế, caffein cũng kích thích lưu lượng máu và do đó làm tăng huyết áp. Ngoài caffein, soda và nước tăng lực cũng nguy hiểm tương tự nếu bạn đã có vấn đề với thận.
Trong rượu bia có chứa nhiều cồn và các chất kích thích. Các chất này khi đi vào cơ thể đòi hỏi thận của bạn phải làm việc hết “công suất” để xử lý và thải loại ra ngoài các độc tố.
Uống nhiều rượu bia còn gây tổn hại nghiêm trọng cho gan. Thực tế đã chứng minh tỉ lệ những người mắc bệnh về gan và thận do uống rượu bia cao gấp 4 - 5 lần so với những người bình thường khác.