Chủ nhật, 19/01/2025 | 01:20
RSS

Gỡ khó cho các doanh nghiệp về Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường

Thứ tư, 27/04/2022, 19:43 (GMT+7)

Tại Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020 do Viện Chính sách Kinh tế môi trường tổ chức, ý kiến thắc mắc về Giấy phép môi trường và Đăng ký môi trường của nhiều doanh nghiệp được các chuyên gia, cơ quan quản lý Nhà nước lý giải.

Sáng 27/4, tại Hà Nội đã diễn ra "Hội thảo nâng cao hiệu quả thực thi luật Bảo vệ môi trường 2020". Hội thảo do Viện Chính sách Kinh tế Môi trường thuộc Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam tổ chức. Phối hợp còn có Group Chúng tôi là tư vấn môi trường.

Chủ trì và điều phối Hội thảo là PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên đoàn chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Mạng lưới Bảo tồn Nguồn nước Việt Nam.

Về phía khách mời là cơ quan quản lý Nhà nước có ông Nguyễn Xuân Quang, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường).

Về phía Ban tổ chức có sự góp mặt của PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam; PGS. TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường; Luật sư Hà Huy Phong, Trưởng ban Pháp chế, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường.

Chuyên gia khách mời gồm có TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên & Môi trường); GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Giám đốc Trung tâm Khoa học và công nghệ Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam.

Gỡ khó cho các doanh nghiệp về Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường

Các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện cơ quan quản lý Nhà nước tham dự Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2020 do Viện Chính sách Kinh tế Môi trường tổ chức.

Được biết, Hội thảo lần này có hơn 300 khách mời là các doanh nghiệp đăng ký tham dự trực tiếp và online. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp hiện nay đang rất quan tâm đến Luật Bảo vệ môi trường 2020 nói chung, hai nội dung Giấy phép môi trường và Đăng ký môi trường nói riêng.

5 đối tượng cần thực hiện Giấy phép môi trường

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS. TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam khẳng định, Luật Bảo vệ môi trường 2020 sau khi ra đời có rất nhiều sự thay đổi. Chính vì vậy, Nghị định để thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đến năm 2022 mới ra đời được. Trong luật Bảo vệ môi trường 2020 có rất nhiều điểm mới. Đặc biệt là vấn đề giấy phép môi trường và đăng ký môi trường. Đây là thủ tục mang tính bắt buộc và là điểm mới.

PGS.TS Lưu Đức Hải nói thêm, Giấy phép môi trường và Đăng ký môi trường không phải là vấn đề mới với các nước trên thế giới Nhưng đối với Việt Nam, đây là vấn đề mới và sẽ là khó khăn với doanh nghiệp Việt Nam. Ví dụ như khi chúng ta làm Luật Bảo vệ môi trường 2020, đánh giá tác động môi trường thì có thể thấy đánh giá là một việc rất khó vì họ bỡ ngỡ. Chính vì thế, VIASEE cố gắng tổ chức để nâng cao hiệu quả thực thi và chúng tôi sẽ tập trung vào chủ đề Giấy phép môi trường.

Gỡ khó cho các doanh nghiệp về Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường

Nhiều doanh nghiệp quan tâm đến các quy định về Giấy phép Môi trường, Đăng ký môi trường trong Luật Bảo vệ Môi trường 2020.

“Chúng tôi mong rằng Hội Kinh tế môi trường Việt Nam (VIASEE) với sự giới thiệu, gợi mở để giúp các doanh nghiệp có cố gắng để tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và tạo ra hiệu quả nhanh chóng có được giấp phép và đăng ký. Chúng ta đều biết rằng 2 loại giấy phép này khác với tác động môi trường. Nhưng Giấy phép môi trường và Đăng ký môi trường là phải làm thường xuyên, theo chu kỳ dài nhất là 5 năm. Đây cũng là một khó khăn”, Chủ tịch VIASEE nhấn mạnh.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Quang, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường cho biết: Về giấy phép môi trường, trong Luật Bảo vệ môi trường trước đây có một số thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp, bao gồm: Luật Tài nguyên nước có giấy phép xả nước thải nguồn nước; Luật Thủy lợi có giấy phép xả nước thải ra môi trường thủy lợi, Luật Bảo vệ môi trường có giấy phép xác nhận đổ thải, giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

Năm 2019, Nghị định 40 của Chính phủ có thêm giấy phép xả chất thải môi trường, song chưa được triển khai.

Tiếp đó, đến Luật Bảo vệ môi trường 2020 theo tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ là đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt các thủ tục theo tiến độ công trình. Theo đó, một số giấy phép môi trường thành phần được lồng ghép trong cùng một loại giấy phép, gọi chung là giấy phép môi trường.

Gỡ khó cho các doanh nghiệp về Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường

Ông Nguyễn Xuân Quang, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường.

Trong giấy phép môi trường lồng ghép giấy phép xả chất thải nguy hại (gồm xả nguồn tiếp nhận và xả vào công trình, giấy phép xử lý chất thải nguy thải, giấy xác nhận công trình bảo vệ môi trường, sổ đăng ký xả thải chất thải.

Giấy phép môi trường có thể cấp cho từng hạng mục, giai đoạn phân kỳ của công trình, có phát sinh chất thải và xả thải ra môi trường.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực có nhiều băn khoăn về đối tượng cấp Giấy phép môi trường. Theo quy định trong điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc nhóm 2, nhóm 3 có phát sinh khí thải nước thải phát sinh chất thải nguy hại thải ra môi trường.

Đăng ký môi trường sẽ thực hiện ở UBND cấp xã

Chính phủ đã quy định danh mục dự án cơ sở miễn đăng ký môi trường. Việc đăng ký môi trường sẽ tiến hành đăng ký tại UBND các xã. Bởi đăng ký môi trường không phải là một thủ tục hành chính, UBND các xã có trách nhiệm tiếp nhận và đưa lên hệ thống quốc gia. Luật quy định lập hội đồng thẩm định, bộ quy định tổ chức thẩm định, xác định rõ quy mô, phạm vi dự án để xác định đối tượng(thuộc nhóm 1,2,3), có xả chất thải ra môi trường tiếp nhận hay không, dự đoán phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động…

Ông Nguyễn Xuân Quang, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường

Trong Nghị định 08, nếu doanh nghiệp phát sinh từ 1.000 kg trở lên mới thuộc đối tượng cấp Giấy phép môi trường.

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, về tiến độ cho các cơ sở hoạt động có lộ trình, tiêu chí môi trường phải đăng ký cấp giấy phép môi trường.

Như vậy, giấy phép môi trường bao gồm 5 đối tượng cần phải thực hiện:

- Đối với các dự án đầu tư, thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường phải đánh giá tác động môi trường

- Dự án đầu tư ko thuộc đối tượng đánh giá tác động môi trường cũng phải đăng ký giấy phép môi trường

- Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ

- Dự án đầu tư có quy mô thuộc nhóm 3

- Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có quy mô thuộc nhóm 3.

Vì sao đến nay Việt Nam mới có quy định về GPMT?

Trao đổi quan điểm tại Hội thảo, TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường khẳng định, trong xây dựng có giấy phép xây dựng nhưng trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, đây là lần đầu tiên có Giấy phép môi trường và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án lớn và đối với các dự án môi trường.

Thời gian qua, nhiều người đặt câu hỏi, tại sao Việt Nam bây giờ mới có giấy phép môi trường? Thực ra giấy phép môi trường đã được áp dụng các nước từ những năm 70. Sau nhiều lần đề nghị Việt Nam mới có giấy phép môi trường.

Gỡ khó cho các doanh nghiệp về Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường

Về vấn đề liên quan đến ĐTM, hiện nay luật quy định doanh nghiệp phải hoàn thành các tiêu chí về bảo vệ môi trường sau đó mới gửi hồ sơ để nhà nước phê duyệt. Do đó, doanh nghiệp cần phải lưu ý đến thời điểm làm hồ sơ ĐTM. Nghị định 08 quy định các doanh nghiệp phải hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường rồi mới làm hồ sơ xin ĐTM. Ở đây tiềm ẩn một rủi ro, đó là khi doanh nghiệp bỏ tiền, thậm chí là rất nhiều tiền để hoàn thành công trình bảo vệ môi trường xong cơ quan quản lý vẫn không duyệt ĐTM. Doanh nghiệp nào rơi vào hoàn cảnh đó sẽ thiệt hại rất lớn, vì vậy phải cân nhắc thật kỹ trước khi làm các thủ tục xin ĐTM.

Ở các nước khác họ sẽ làm theo dạng "hậu kiểm". Nghĩa là họ sẽ đưa ra một danh sách các yêu cầu để doanh nghiệp hoàn thiện trước khi nộp hồ sơ xin cấp ĐTM. Sau đó, khi doanh nghiệp hoàn thành các yêu cầu và nộp hồ sơ ĐTM thì cơ quan quản lý sẽ kiểm tra chi tiết, từ đó làm cơ sở để duyệt hồ sơ ĐTM của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp sẽ đỡ bị bối rối khi làm hồ sơ ĐTM.

Tiếp đó là vấn đề sức chịu tải của môi trường, làm thế nào để doanh nghiệp biết được sức chịu tải của môi trường tại nơi đặt dự án? Áp dụng quy chuẩn nào để doanh nghiệp tuân theo? Hiện nay Luật chưa quy định rõ quy chuẩn nào được áp dụng để đánh giá sức chịu tải của môi trường. Trong thời gian tới, cơ quan quản lý cần phải xác định rõ và điều chỉnh lại quy chuẩn cho phù hợp với từng tiêu chí để doanh nghiệp có thể hiểu đúng và đủ để thực hiện.

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường, Viện trưởng Viện chính sách Kinh tế môi trường cho rằng, hiện nay các doanh nghiệp quan tâm đến chính sách thuế, phí bảo vệ môi trường. Trước đây là do Bộ Tài chính quản lý. Khi Luật Bảo vệ môi trường ra đời thì phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý. Đáng chú ý trong các công cụ kinh tế là công cụ thu thuế cacbon.

Gỡ khó cho các doanh nghiệp về Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường, Viện trưởng Viện chính sách Kinh tế môi trường.

Sau khi thực hiện thu phí sử dụng dịch vụ môi trường rừng thành công, tới đây sẽ có 3 cái thu phí. Một là thu phí dịch vụ đất ngập nước, dịch vụ sinh thái biển, khai thác núi đá. Như cao nguyên đá Hà Giang, dù thu tiền rất nhiều nhưng ngân sách nhà nước không có. Việc thu phí dịch vụ sinh thái tự nhiên là để nhà nước có tiền đầu tư trở lại. Tổ chức phát triển thị trường khai thác kinh tế từ rác thải. Đây là lĩnh vực kinh doanh nếu nắm bắt sớm thì sẽ phát triển rất mạnh, mang lại lợi nhuận lớn. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường.

Cùng quan điểm, GS.TS Hoàng Xuân Cơ, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam khẳng định, Công cụ kinh tế đang càng ngày áp dụng ở Việt Nam; các công cụ kinh tế đang ngày càng yêu cầu doanh nghiệp, nhân dân đóng góp nhiều hơn. Vấn đề là cơ quan lập pháp đã đưa ra thì chúng ta phải tuân thủ. Vậy tại sao phải đưa ra, tại sao phải đánh thuế. Như vừa rồi, thuế xăng dầu đã có rất nhiều ý kiến.

“Như tôi cá nhân hiện cũng đang bị đánh thuế. Chúng ta chịu nhiều loại thuế. Chúng ta đóng thuế đấy có đáng hay không? Dần dần thì cơ quan Nhà nước phải giải trình được điều này. Trước mắt chúng ta phải tuân thủ. Lợi ích của chúng ta được gì khi đóng thuế? Có người nói chả có lợi ích gì. Nhưng thực ra không phải. Trước hết chúng ta có lợi ích xã hội, chúng ta tuân thủ là chúng ta góp phần vào làm môi trường sạch hơn, xã hội tốt đẹp hơn. Đồng thời giảm được chi phí phát sinh khi xảy ra sự cố môi trường. Trung ương Hội Kinh tế Môi trường, Tạp chí Kinh tế môi trường sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp”, GS.TS Hoàng Xuân Cơ chia sẻ.

Những dự án nào phải có Giấy phép môi trường?

Trả lời câu hỏi tại Hội thảo về việc các dự án thuộc nhóm nào và xác định qua những tiêu chí nào, Luật sư Hà Huy Phong, Trưởng ban Pháp chế, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường cho biết, để xác định được đối tượng thuộc nhóm nào cần dựa theo các tiêu chí: Quy mô dự án; Công suất dự án; Loại hình dự án; Diện tích sử dụng đất; Yếu tố nhạy cảm về môi trường.

Gỡ khó cho các doanh nghiệp về Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường

Luật sư Hà Huy Phong, Trưởng ban Pháp chế, Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường.

Từ đó phân thành 4 nhóm: Nhóm I(PL III), nhóm 2 (PL IV), nhóm III (PL V), nhóm IV. Trong đó, đối với tiêu chí 1 và 2, doanh nghiệp cần tự xác định thông qua hồ sơ dự án của mình. Với 3 tiêu chí còn lại phù hợp trong Nghị định 08.

Vậy, nguồn thông tin để xác định dự án là gì. Đó là dữ liệu tại hồ sơ dự án (Hồ sơ đề xuất dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc các tài liệu tương đương của dự án); Văn bản pháp luật chuyên ngành (Chủ yếu trong các phụ lục); Phụ lục I, II, III của Nghị định 08.

Để xác định được thủ tục cần thực hiện, doanh nghiệp cần xác định loại hình, loại dự án, nhóm dự án nào thì phải thông qua xác định các tiêu chí. ĐTM đối với dự án đăng ký môi trường và đối với dự án cơ sở sản xuất kinh doanh... Do đó, chúng ta phải bắt buộc xác định qua các tiêu chí này.

“Ban Pháp chế Hội Kinh tế Môi trường sẵn sàng là cầu nối, là đơn vị tiếp nhận câu hỏi, các vấn đề thắc mắc, tồn tại, thậm chí yêu cầu đối với cơ quan Nhà nước để hỗ trợ doanh nghiệp và hoàn thiện hơn cơ chế, chính sách về pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”, Luật sư Hà Huy Phong nói.

Ông Nguyễn Xuân Quang, Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường cho biết, theo quy định, UBND tỉnh phê duyệt ĐTM cho doanh nghiệp thì cơ quan này cũng sẽ chịu trách nhiệm cấp GPMT. Trong quá trình xin GPMT thì cơ quan quản lý có trách nhiệm theo dõi quá trình vận hành thí điểm. Nếu trong quá trình vận hành của doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn liên quan đến việc cấp GPMT thì cơ quan quản lý sẽ cấp GPMT theo đúng quy định.

Trong trường hợp doanh nghiệp thuê lại dự án để hoạt động mà không có dự án mới thì toàn bộ trách nhiệm liên quan đến môi trường sẽ thuộc về cá nhân, tổ chức đứng tên trong hồ sơ môi trường của dự án cũ. Nếu doanh nghiệp thuê lại dự án mà lập dự án riêng và thực hiện các thủ tục liên quan đến môi trường thì doanh nghiệp thuê lại sẽ phải chịu trách nhiệm nếu phát sinh các vấn đề liên quan đến môi trường.

Tránh nước đến chân mới nhả

Về Giấy phép môi trường, các doanh nghiệp phải hiểu rằng Giấy phép sẽ có thời hạn từ 7 - 10 năm chứ không phải là vô thời thạn. Vì vậy doanh nghiệp cần phải lưu ý để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và sản xuất cho phù hợp.

Giấy phép môi trường sẽ được triển khai từ năm 2025, nhưng doanh nghiệp cần có sự chủ động chuẩn bị từ ngay bây giờ, tránh tình trạng nước đến chân mới nhảy.

TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường.

Nhóm PV
Theo Kinh tế Môi trường