Thứ sáu, 22/11/2024 | 16:54
RSS

Giải đáp 8 câu hỏi thường gặp khi da bị giời leo

Thứ năm, 22/06/2023, 11:21 (GMT+7)

Da bị giời leo là một bệnh phổ biến, gây cảm giác đau đớn và khó chịu. Hãy cùng tìm hiểu về da bị giời leo qua 8 câu hỏi thường gặp dưới đây.

Da bị giời leo gây đau đớn và khó chịu cho người mắc bệnh

1. Da bị giời leo là bệnh gì?

Da bị giời leo còn được gọi là bệnh zona, là sự phát ban da gây đau đớn do vi rút varicella-zoster, cùng loại vi rút gây bệnh thủy đậu. 
 
Sau khi một người khỏi bệnh thủy đậu, vi rút vẫn nằm trong cơ thể nhưng không hoạt động. Nhiều năm sau đó, vi rút có thể kích hoạt lại gây bệnh giời leo.
 
Da bị giời leo xảy ra sau nhiều năm khỏi bệnh thủy đậu

2. Ai có thể bị bệnh giời leo?

Bất cứ ai đã từng bị bệnh thủy đậu đều có thể bị bệnh giời leo, kể cả trẻ em (bị nhiễm khi còn trong bụng mẹ hoặc bị bệnh thủy đậu khi dưới 18 tháng tuổi). Tuy nhiên, bệnh giời leo thường xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên. 
 
Nguy cơ mắc bệnh bệnh giời leo tăng lên khi chúng ta già đi. Những người mắc các bệnh lý khiến hệ thống miễn dịch không hoạt động bình thường, chẳng hạn như ung thư bệnh bạch cầu, nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) hoặc những người dùng thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như steroid và thuốc sau khi cấy ghép nội tạng, cũng có nguy cơ da bị giời leo cao hơn.

3. Da bị giời leo có lây không?

Một người đã từng mắc bệnh thủy đậu trước đây thì mới có thể phát triển thành bệnh giời leo. Tuy nhiên, vi rút gây bệnh có thể lây từ người đang mắc bệnh giời leo sang người chưa bao giờ mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa từng tiêm vắc xin thủy đậu. Người tiếp xúc với vi rút lúc đó sẽ phát triển bệnh thủy đậu chứ không phải bệnh giời leo. 
 
Một người bị giời leo có thể lây lan vi rút khi sự phát ban da ở giai đoạn phồng rộp. Chất lỏng trong những nốt mụn nước có chứa đầy vi rút. Vi rút lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua việc hít phải các phần tử vi rút lẫn trong không khí.
 
Phát ban thường kéo dài 7 – 10 ngày. Sau khoảng 2 – 4 tuần, khi phát ban đã đóng vảy, người đó sẽ không còn khả năng lây nhiễm nữa. Những người bị suy giảm miễn dịch có thể trải qua các triệu chứng trong thời gian kéo dài hơn.
 
Giai đoạn phồng rộp dễ lây lan vi rút gây bệnh giời leo

4. Các triệu chứng của da bị giời leo là gì?

Bệnh giời leo thường bắt đầu như phát ban ở một bên mặt hoặc cơ thể. Phát ban bắt đầu dưới dạng mụn nước và đóng vảy sau 7 đến 10 ngày. Phát ban thường khỏi trong vòng 2 đến 4 tuần.
 
Trước khi phát ban, người bệnh thường có cảm giác đau, ngứa hoặc ngứa ran ở vùng phát ban. Các triệu chứng khác của bệnh giời leo có thể bao gồm sốt, nhức đầu, ớn lạnh và đau bụng.
 
Vùng da bị giời leo thường có cảm giác đau hoặc ngứa ran trước khi phát ban

5. Các biến chứng liên quan đến da bị giời leo là gì?

Bệnh giời leo thường không nguy hiểm đối với những người khỏe mạnh mặc dù nó có thể gây ra sự đau đớn trong đợt mắc bệnh. 
 
Bất cứ ai bị giời leo ở nửa trên của khuôn mặt, dù nhẹ đến đâu, cũng nên đi khám ngay vì có nguy cơ gây tổn thương mắt. 
 
Rất hiếm khi bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, các vấn đề về thính giác, mù lòa, viêm não hoặc tử vong. 
 
Có khoảng 20% người bị đau dữ dội sau khi hết phát ban. Cơn đau này được gọi là đau dây thần kinh.

6. Liệu có thể bị giời leo nhiều lần trong đời không?

Hầu hết những người bị bệnh giời leo chỉ có 1 lần mắc bệnh trong đời. Mặc dù hiếm gặp, nhưng trường hợp bệnh giời leo lần thứ 2, thậm chí lần thứ 3 vẫn có thể xảy ra.

7. Có thể làm gì để ngăn chặn sự lây lan của bệnh giời leo?

Hiện đã có vắc xin phòng bệnh thủy đậu và những người được chủng ngừa bệnh thủy đậu sẽ ít có khả năng phát triển bệnh giời leo trong cuộc sống sau này.
 
Nguy cơ lây lan vi rút gây bệnh giời leo thấp nếu vùng phát ban được che phủ. Những người bị bệnh giời leo nên che vùng da bị giời leo, không chạm vào hoặc gãi vào vết phát ban và rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Khi phát ban đã đóng vảy, người đó không còn khả năng lây nhiễm nữa.

8. Có cách điều trị bệnh giời leo không?

Một số loại thuốc kháng vi rút có chứa các thành phần như acyclovir, valacyclovir và famciclovir, thường được dùng để điều trị bệnh giời leo. 
 
Những loại thuốc này nên được dùng ngay sau khi phát ban để giúp rút ngắn thời gian bệnh và giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thuốc giảm đau cũng có thể giúp giảm đau do bệnh giời leo.

Kem bôi thảo dược cho da bị giời leo

Có một số loại thảo dược như lá trầu không, lá đào, bạch chỉ, lá lấu, hoàng bá, xoan trà, trà xanh, lô hội có tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm ngứa, giảm đau, sưng tấy do bệnh giời leo, làm dịu da, hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da.
 
Từ các thảo dược này, các chuyên gia đã nghiên cứu ứng dụng và sản xuất thành kem thảo dược giúp giảm ngứa, tiêu viêm.
 
Có thể bôi kem trực tiếp lên tổn thương và để cho thoáng, ngày bôi 1 – 3 lần cho đến khi hết triệu chứng.
 
Kem Nhất Nhất
Giúp sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa, cho tổn thương nhanh lành

 
Công dụng: 
• Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng, giảm ngứa, giảm đau.
• Làm dịu, ngăn ngừa phồng rộp, giúp nhanh lành vết bỏng.
• Làm dịu, giúp nhanh lành vết thương, chóng lên da non.
• Hỗ trợ tái tạo da, hỗ trợ mau liền da vùng tổn thương, giúp ngăn ngừa sẹo.
• Làm giảm mề đay, lở ngứa, mẩn ngứa, sưng tấy do côn trùng đốt.
 
Sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT. 

 

DS. Nguyễn Lụa
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại