Hôm nay 23/5 là đến kỳ điều hành giá bán lẻ xăng dầu theo Nghị định 80/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95 và Nghị định 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Theo lãnh đạo một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành hôm nay có thể đi lên.
Theo ghi nhận giá xăng hôm nay sáng nay ngày 23/5/2024 ở thị trường trong nước giảm sau khi điều chỉnh ngày 16/5 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương.
Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 giảm xuống mốc 22.115 đồng/lít; xăng RON 95 xuống mốc 23.135 đồng/lít.
Trong phiên điều chỉnh lần này, giá dầu bật tăng trở lại. Cụ thể, giá dầu diesel lên mốc 19.873 đồng/lít; dầu hỏa lên mốc 19.908 đồng/lít. Riêng dầu mazut được điều chỉnh giảm 85 đồng/kg xuống mốc 17.418 đồng/kg.
Giá xăng hôm nay ngày 23/5/2024. Ảnh minh họa.
Theo lý giải của Bộ Công Thương, Giá xăng dầu trong nước có sự thay đổi như trên do chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: tồn kho dầu thô thương mại của Mỹ giảm xuống, đồng đô-la Mỹ yếu đi thúc đẩy nhu cầu dầu tăng lên, OPEC+ dự kiến họp về chính sách dầu mỏ vào đầu tháng 6/2024, xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina vẫn tiếp diễn… Các yếu tố nêu trên khiến giá xăng dầu thế giới trong những ngày vừa qua diễn biến tăng, giảm đan xen nhưng xu hướng giảm là chủ yếu.
Liên quan đến Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG) tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định: Không trích lập, không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng E5RON92, xăng RON95, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu mazut.
Giá xăng hôm nay trên thị trường thế giới nhận trên Oilprice lúc 4h30 ngày 23/5/2024 (theo giờ Việt Nam), giá dầu WTI ở mốc 77,25 USD/thùng, giảm 1,39% (tương đương giảm 1,09 USD/thùng), giá dầu Brent ở mốc 81,74 USD/thùng, giảm 1,38% (tương đương giảm 1,14 USD/thùng).
Giá dầu giảm hơn 1% vào thứ Tư, giảm ngày thứ ba liên tiếp, do các quan chức FED nhen nhóm lại lo ngại về nhu cầu dầu khi họ cho biết việc cắt giảm lãi suất có thể bị hoãn lại do lạm phát kéo dài.
Biên bản cuộc họp thiết lập chính sách tháng 5 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố hôm thứ Tư cho thấy các quan chức Cục Dự trữ Liên bang tại cuộc họp chính sách cuối cùng của họ cho thấy lạm phát có thể mất nhiều thời gian hơn để giảm bớt so với suy nghĩ trước đây.
Lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí đi vay, giải phóng nguồn vốn có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu mỏ.
Tại Mỹ, Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết tồn kho dầu thô tăng 1,8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 17 tháng 5. Con số này so với mức giảm 2,5 triệu thùng mà các nhà phân tích dự đoán trong cuộc thăm dò của Reuters và mức tăng 2,48 triệu thùng được thể hiện trong dữ liệu từ Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API).
Thị trường dầu thô đã bị áp lực bởi các yếu tố cơ bản suy yếu, chẳng hạn như dầu Brent giao ngay giảm so với hợp đồng tương lai và lợi nhuận nhà máy lọc dầu giảm. Theo Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa của Ngân hàng Saxo, điều này có thể sẽ buộc OPEC+ gia hạn cắt giảm sản lượng tại cuộc họp tháng 6 để hỗ trợ giá.
Thị trường dầu thô vật chất đang suy yếu. Trong một dấu hiệu khác cho thấy mối lo ngại về nguồn cung nhanh chóng bị thắt chặt đang giảm bớt, chênh lệch giữa hợp đồng tháng đầu tiên của Brent so với hợp đồng tháng thứ hai, được gọi là chênh lệch giá, gần mức thấp nhất kể từ tháng Giêng.