Ghi nhận vào lúc 7h (giờ Việt Nam) ngày 9/7, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng gần 1% lên 40,88 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng gần 0,8% lên 43,38 USD/thùng.
OPEC+ thực hiện tốt cắt giảm sản lượng dầu trên thị trường để hỗ trợ giá.
Giá dầu thô Brent ước tính tăng khoảng 0,8%, lên 43,28 USD/thùng vào 04:09 GMT. Dầu thô WTI của Mỹ ước tính tăng gần 0,5%, lên mức 40,73 USD/thùng
Chiến lược gia của AxiCorp, Stephen Innes, thị trường vẫn đang được hỗ trợ rất tốt từ việc cắt giảm sản lượng dầu của OPEC+. Ngoài ra, sự sụt giảm lớn hơn dự kiến trong các kho dự trữ của Mỹ đang báo hiệu sự phục hồi của thị trường trong thời gian tới
Tuy nhiên, các thương nhân cũng đang theo dõi chặt chẽ về triển vọng nhu cầu nhiên liệu của Mỹ, với 16 tiểu bang báo cáo tăng kỉ lục các ca nhiễm mới covid-19 trong 5 ngày đầu tiên của tháng 7
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho sản phẩm tinh chế (dầu diesel, nhiên liệu bay) của nước này đã tăng 5,5 triệu thùng lên gần 42 triệu thùng trong 2 tháng qua. Đây cũng là nhóm sản phẩm bị ảnh hưởng mạnh nhất kể từ khi Covid-19 bùng phát trên thị trường nhiên liệu.
Chiều ngày 27/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh Giá xăng dầu Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường:
Xăng E5RON92: tăng 868 đồng/lít;
Xăng RON95-III: tăng 893 đồng/lít;
Dầu diesel 0.05S: tăng 599 đồng/lít;
Dầu hỏa: tăng 428 đồng/lít;
Dầu mazut 180CST 3.5S: tăng 581 đồng/kg.
Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
Xăng E5RON92: không cao hơn 14.258 đồng/lít;
Xăng RON95-III: không cao hơn 14.973 đồng/lít;
Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 12.114 đồng/lít;
Dầu hỏa: không cao hơn 10.038 đồng/lít;
Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 10.903 đồng/kg.