Thứ sáu, 29/03/2024 | 14:16
RSS

Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Tăng vọt sau động thái 'nóng' của Nga

Thứ bảy, 24/12/2022, 12:58 (GMT+7)

Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Giá dầu thô tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch sáng nay, với dầu thô Brent tăng hơn 4% sau tuyên bố về khả năng cắt giảm sản lượng của Nga để đối phó với giá trần. Giá dầu Brent gần chạm mức 84 USD/thùng.

Lo ngại nguồn cung dầu thô thiếu hụt trong bối cảnh nhu cầu thị trường được dự báo tăng mạnh và đồng USD suy yếu đã đẩy giá dầu hôm nay tăng vọt, trong đó dầu Brent đã gần chạm mức 84 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Giá dầu thô tăng vọt 

Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 24/12 (theo giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ ổn định ở mức 79,45 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent ở mức 83,99 USD/thùng.

Trước đó, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 24/12/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2023 đứng ở mức 79,35 USD/thùng, tăng 1,86USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 3/2023 đứng ở mức 83,97 USD/thùng, tăng 2,99 USD/thùng trong phiên.

Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Tăng vọt sau động thái 'nóng' của Nga

Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Giá dầu thô tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Tăng vọt sau động thái 'nóng' của Nga

Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Giá dầu thô tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Tăng vọt sau động thái 'nóng' của Nga

Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Giá dầu thô tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Tăng vọt sau động thái 'nóng' của Nga

Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Giá dầu thô tăng vọt

Giá dầu hôm nay tăng mạnh chủ yếu do lo ngại thiếu hụt nguồn cung dầu thô trong bối cảnh Nga có thể cắt giảm sản lượng dầu tới 7% vào đầu năm 2023.

Theo hãng tin TASS của Nga, Phó Thủ tướng Nga cho biết, Moskva có kế hoạch cấm cung cấp dầu và các sản phẩm dầu cho các nước yêu cầu tuân thủ quyết định áp trần giá dầu trong hợp đồng. Mức cắt giảm có thể từ 500 – 700 ngàn thùng/ngày.

Giá dầu hôm nay cũng được thúc đẩy bởi đồng USD suy yếu.

Ở chiều hướng khác, giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu ở Trung Quốc cũng như sưởi ấm trong mùa đông sẽ tăng mạnh.

Trước đó, giá dầu thô cũng được hỗ trợ mạnh sau thông tin dự trữ dầu thô Mỹ giảm mạnh được phát đi.

Cụ thể, theo dữ liệu từ Viện Xăng dầu Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc ngày 16/12 đã giảm khoảng 3,1 triệu thùng, cao hơn nhiều mức dự báo giảm 1,7 triệu thùng. Dự trữ xăng tăng khoảng 4,5 triệu thùng, còn các sản phẩm chưng cất tăng 820.000 thùng.

Trả lời Hãng tin Kitco, ông George Seay, Chủ tịch Quỹ đầu tư Annandale Capital (Mỹ) cho biết, giá dầu sẽ tăng mạnh trong năm 2023. Nếu nhu cầu tăng thêm từ 1-3 triệu thùng/ngày thì khó có nguồn cung nào đáp ứng kịp.

Đặc biệt, việc Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại sau Covid-19 sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Khi đó thế giới sẽ sớm trải qua một siêu chu kỳ về năng lượng.

Nguồn cung sẽ không theo kịp nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường mới nổi, khiến giá cả tăng chóng mặt. Giá dầu được dự báo tăng mạnh lên 120 USD/thùng.

Mức giá này tương đương đầu tháng 3/2022, thời điểm khởi đầu cuộc chiến Nga và Ukraine đã tạo ra cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới. Nó đã đẩy nhiều nước bước vào giai đoạn lạm phát tăng nóng, giá xăng tăng rất mạnh.

Chiều 23/12, giá dầu tại thị trường châu Á tăng khoảng 1% trước dự đoán nguồn cung dầu thô của Nga sụt giảm.

Xuất khẩu dầu Baltic của Nga trong tháng 12 có thể giảm 20% so với tháng trước sau khi Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) áp đặt lệnh trừng phạt và mức giá trần đối với dầu thô của Nga từ ngày 5/12.

Nhà phân tích của công ty dịch vụ tài chính OANDA (Mỹ) nhận định giá dầu thô cao hơn khi các nhà giao dịch năng lượng tập trung vào phản ứng của Nga đối với chính sách áp giá trần.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước

Tại thị trường trong nước, ngày 21/12, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 21/12.

Trong kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố Giá xăng dầu đồng loạt giảm thêm từ 65 - 493 đồng/lít, bắt đầu áp dụng sau 15 giờ chiều nay 21/12.

Trong kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương - Tài chính không chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và thực hiện trích lập quỹ ở mức 300 đồng/lít đối với xăng E5 RON 92; 400 đồng/lít đối với xăng RON 95; dầu hỏa 500 đồng/lít, dầu mazút 500 đồng/kg; dầu diezen 800 đồng/lít.

Theo đó, giá xăng dầu bắt đầu áp dụng từ 15 giờ chiều 21/12 đối với xăng E5 RON 92 là 19.975 đồng/lít, giảm 371 đồng/lít. Giá xăng RON 95 là 20.707 đồng/lít, giảm 493 đồng/lít. Giá dầu diezen là 21.601 đồng/lít, giảm 69 đồng/lít. Giá dầu hỏa là 21.836 đồng/lít, giảm 65 đồng/lít. Giá dầu mazút 12.836 đồng/kg, giảm 153 đồng/kg.

Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Tăng vọt sau động thái 'nóng' của Nga

Tại thị trường trong nước, ngày 21/12, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 21/12. Ảnh: NP

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 24/12 như sau: Xăng E5 RON 92 không cao hơn 19.975 (giảm 371 đồng/lít so với giá hiện hành); thấp hơn xăng RON 95-III 732 đồng/lít; Xăng RON 95-III không cao hơn 20.707 đồng/lít (giảm 493 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu điêzen 0.05S không cao hơn 21.601 đồng/lít (giảm 69 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa không cao hơn 21.836 đồng/lít (giảm 65 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 12.863 đồng/kg (giảm 153 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 12/12/2022-21/12/2022) chịu tác động của các yếu tố như: Chỉ số lạm phát của Mỹ đang chậm lại; việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19; Cơ quan Năng lượng quốc tế nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu của toàn cầu trong năm nay và năm sau; khả năng các ngân hàng trung ương châu Âu tiếp tục tăng lãi suất gây lo ngại về nguy cơ suy thoái…Các yếu tố trên đã tác động làm giá xăng dầu có diễn biến tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là tăng nhẹ đối với dầu diesel và dầu hỏa và giảm nhẹ đối với xăng và dầu mazut. 

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 12/12/2022 và kỳ điều hành ngày 21/12/2022 là: 83,213 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (giảm 0,827 USD/thùng, tương đương giảm 0,984% so với kỳ trước); 87,241USD/thùng xăng RON 95 (giảm 1,199 USD/thùng, tương đương giảm 1,355% so  với kỳ trước); 108,977 USD/thùng dầu hỏa (tăng 1,177 USD/thùng, tương đương tăng 1,092% so với kỳ trước); 112,497 USD/thùng dầu điêzen (tăng 1,213 USD/thùng, tương đương tăng 1,090% so với kỳ trước); 368,069 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (giảm 0,440 USD/thùng, tương đương giảm 0,119% so với kỳ trước).

Bộ Công Thương yêu cầu từ 15 giờ chiều 21/12, các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng giá xăng dầu đã được công bố tại kỳ điều chỉnh ngày 21/12. Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường của các thương nhân kinh doanh xăng dầu và sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nếu có.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2023, trong đó giao lực lượng quản lý thị trường trực tiếp thanh tra khoảng 40 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên khắp cả nước.

Cũng theo bản kế hoạch này, các doanh nghiệp sẽ được thanh tra về việc chấp hành các quy định pháp luật trong kinh doanh xăng dầu từ ngày 1/1/2021 đến thời điểm thanh tra.

Trong đó, địa bàn các tỉnh miền Tây Nam bộ gồm có Cần Thơ, Đồng Tháp, Cà Mau… từng xảy ra tình trạng khan hiếm xăng dầu cục bộ khiến UBND các tỉnh, thành phố gửi văn bản kêu cứu đến Bộ Công Thương cũng có nhiều doanh nghiệp có tên trong danh sách các đơn vị được thanh tra về kinh doanh xăng dầu.

Được biết, Việt Nam đã chi hơn 8 tỷ USD nhập xăng dầu. Đối với nhóm xăng dầu các loại, Việt Nam đã nhập khẩu 7,89 triệu tấn xăng dầu các loại với trị giá 8,12 tỷ USD, tăng 23,9% về lượng và tăng 119,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, lượng dầu diesel nhập về đạt 4,27 triệu tấn, giảm 3% và chiếm 54% lượng xăng dầu các loại nhập khẩu cả nước; lượng xăng nhập về đạt 1,7 triệu tấn, tăng 2,3 lần và chiếm 21% lượng nhập khẩu xăng dầu cả nước…

Lượng nhập khẩu xăng dầu các loại vào Việt Nam trong 11 tháng chủ yếu từ thị trường Hàn Quốc với 2,88 triệu tấn, tăng 98,9%. Singapore là 1,32 triệu tấn, tăng 15,3%... 

Nguyễn Phương
Theo báo Dân Việt