Thông tin này được PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho biết tại Lễ phát động Chiến dịch “Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử”.
Theo thông tin từ Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, trên thế giới 2/3 số người hút thuốc lá điện tử là thanh thiếu niên. Tại Việt Nam, theo Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế), tính đến năm 2019, có khoảng 2,6% thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 13-17 đang sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Trong khi thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng đều chứa chất nicotine gây nghiện, có thể gây nguy hại đến hệ hô hấp và tim mạch của chính người hút và cả những người xung quanh. Trong dung dịch thuốc lá điện tử còn có glycerin, propylene glycol và hương liệu (có trên 15,500 các loại hương liệu).
Propylene glycol (mặc dù được coi là an toàn trong thực phẩm nhưng không phải để hít) có thể tạo thành propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng và hóa hơi.
Bên cạnh đó, có khoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng trong các sản phẩm thuốc lá điện tử, trong đó rất nhiều loại hương liệu được xem là các chất độc và chưa được đánh giá toàn diện về mức độ gây hại đối với sức khỏe
Hiện 41 quốc gia đã có lệnh cấm buôn bán thuốc lá điện tử, trong đó có nhiều quốc gia thuộc khu vực châu Á như Lào, Thái Lan, Campuchia, Singgapo, Nhật Bản Hàn Quốc, Ấn Độ...