Thứ năm, 28/03/2024 | 20:28
RSS

Giá hồ tiêu hôm nay 12/2: Tiêu vẫn đứng giá

Thứ ba, 12/02/2019, 09:44 (GMT+7)

Giá tiêu hiện vẫn đứng yên so với hôm qua, thị trường hồ tiêu trong nước vẫn không có nhiều biến động kể từ sau Tết.

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay 12/2, giá hồ tiêu nguyên liệu tại khu vực Tây Nguyên và miền Nam không có nhiều biến động. Giá tiêu hôm nay dao động trong khoảng 45.000 - 47.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu tại Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang đứng ở mức 47.000 đồng/kg. Tương tự giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông (Gia Nghĩa), Bình Phước đang ở mức 46.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai đứng mức 46.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Gia Lai (Chư Sê) vẫn giữ nguyên mức giá hôm qua, còn 45.000 đồng/kg. Giá tiêu Bình Phước đang ở mức 46.000 đồng/kg. 

Giá tiêu thế giới đang tăng, giá tiêu tại sàn Kochi (Ấn Độ) giao tháng 12 tăng 50 Rupi/tạ, tương đương 0,13%, lên mức 37.500 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 1/2019 ổn định ở  mức 37.550 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn không đổi, ở mức 6.500 USD/tấn.

Giá cả thị trường nông sản trong nước theo sát diễn biễn giá nông sản thế giới. Thị trường xuất khẩu nông sản càng lúc càng cạnh tranh gay gắt, không chỉ giá mà còn sản lượng. Vì thế giá nông sản thế giới biến động sẽ tác động đến giá cả thị trường nông sản tại Việt Nam

Giá hồ tiêu hôm nay 12/2: Tiêu vẫn đứng giá
Giá tiêu trong nước hiện vẫn giữ ở mức ổn định và không có nhiều biến động mới.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai, việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm kiểu nhỏ giọt của Israel trên cây tiêu đã cho thấy hiệu quả. Ông Nguyễn Văn Quang, ngụ tại ấp 2, xã Lâm San, Huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, hiện đang canh tác 2,5 ha cây hồ tiêu trong giai đoạn kinh doanh. Ông là một trong những nông dân trên địa bàn mạnh dạn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm kiểu nhỏ giọt NETTAFIM của Israel đem lại hiệu quả cao trên vườn hồ tiêu.

Theo chia sẻ của ông Quang, trước đây, khi chưa áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, gia đình ông thu được trung bình 2,6 tấn tiêu/ha/năm, sau khi áp dụng công nghệ này, năng suất hàng năm ổn định trung bình 3,7 tấn/ha/năm, tăng thêm 1,1 tấn/ha.

Về hiệu quả sử dụng nước, từ nguồn nước giếng khoan, với phương pháp tưới thủ công truyền thống, 04 ngày chủ hộ mới tưới xong 1 ha. Đồng thời phải xoay vòng tưới liên tục hàng ngày. Lượng nước tưới trung bình 300 m3/ha/lần tưới, nửa cuối mùa khô thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu hụt nước tưới do lưu lượng giếng không đủ để bơm tưới. Chưa kể, hiệu quả sử dụng phân bón cũng rất hạn chế với phương pháp tưới truyền thống.

Chuyển sang áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt Israel, mỗi lần tưới 4 giờ/ha, lưu lượng tưới 60 m3/ha/lần tưới, 2 ngày gia đình ông mới tưới 1 lần, mỗi lần vận hành tưới tổng cộng 9 - 10 giờ cho 2,5 ha.

Với chi phí đầu tư chuyển đổi hệ thống tưới nhỏ giọt NETAFIM của Israel cho cây hồ tiêu bình quân 50 - 70 triệu đồng/ha tuỳ theo quy mô, địa hình và kích thước của vườn tiêu, chỉ sau một năm sử dụng, người trồng tiêu đã có thể thu hồi được tiền đầu tư hệ thống tưới qua việc tăng được năng suất, giảm chi phí nhân công tưới nước bón phân, giảm chi phí tiền điện hay tiền khấu hao bơm tưới, giảm chi phí đầu tư phân bón, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật.

Việc áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây tiêu đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc tăng thu nhập người trồng tiêu cũng như tiết kiệm đáng kể lượng nước tưới và có nhiều triển vọng mở rộng việc áp dụng công nghệ này.

 

Rose
Theo Đời sống Plus/GĐVN