Chủ nhật, 19/01/2025 | 15:24
RSS

Giá hồ tiêu hôm nay 29/1: Giá tiêu vẫn chưa có biến động mới

Thứ ba, 29/01/2019, 09:49 (GMT+7)

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay (29/1), giá tiêu nguyên liệu trên toàn vùng vẫn chưa có biến động mới trong suốt 2 tuần qua.

Giá tiêu hôm nay 29/1, khu vực Tây Nguyên và miền Nam đi ngang duy trì mức 47.000 – 48.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay dao động trong khoảng 48.000 - 49.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu tại Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang đứng ở mức 48.000 đồng/kg. Tương tự giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông (Gia Nghĩa), Bình Phước còn ở mức 48.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đồng Nai đứng ở mức 47.000 đồng/kg. Riêng giá tiêu tại Gia Lai (Chư Sê) còn 47.000 đồng/kg. Bình Phước giá tiêu đang ở mức 48.000 đồng/kg

Thị trường giá nông sản trong nước theo sát diễn biễn giá nông sản thế giới Thị trường xuất khẩu nông sản càng lúc càng cạnh tranh gay gắt, không chỉ giá mà còn sản lượng. Vì thế giá nông sản thế giới biến động sẽ tác động đến thị trường giá nông sản tại Việt Nam

Giá hồ tiêu hôm nay 29/1: Giá tiêu vẫn lặng sóng
Giá tiêu vẫn chưa có biến động mới sau gần 2 tuần.

Theo Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, trong 20 ngày đầu tháng 1, thị trường hạt tiêu toàn cầu vẫn chịu sức ép giảm giá do nguồn cung được bổ sung từ vụ mùa mới. Giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng giảm so với ngày 1/1.

Giá hạt tiêu toàn cầu giảm vì chịu sức ép dư cung, nhu cầu yếu. Trên sàn Kochi - Ấn Độ, ngày 18/1 giá tiêu đen giao ngay đạt 36.837,5 rupee/tạ (tương đương 5.117 USD/tấn), giảm 2,7% so với ngày 10/1, và giảm 7,1% so với ngày 18/12/2018.

Hồ tiêu giá rẻ từ Việt Nam tiếp tục tràn vào thị trường Ấn Độ thông qua Sri Lanka, và được hỗ trợ từ một cơ cấu thuế quan thấp theo Thỏa thuận thương mại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam (ASEAN), Hiệp định thương mại tự do Nam Á (SAFTA) và Hiệp định thương mại tự do Indo - Sri Lanka(ISFTA). Đây là lý do chính dẫn đến sự giảm giá mạnh của hồ tiêu ở quốc gia này.

Bên cạnh đó, hiện người trồng hạt tiêu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Nông đang phải đối mặt với tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, nhiều diện tích hạt tiêu mất trắng gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Theo thống kê sơ bộ của Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên – WASI, toàn vùng Tây Nguyên hiện có hơn 92.992 ha hạt tiêu tập trung chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông, trong đó diện tích tiêu đã đi vào kinh doanh cho thu hoạch 50.099 ha.

Tuy nhiên thống kê đến cuối tháng 12/2018, đã có hơn 3.500 ha hạt tiêu bị chết, gây thiệt hại cho nông dân hàng nghìn tỷ đồng. Hiện các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn gần 3.000 ha cây hạt tiêu đang nhiễm bệnh nên khả năng diện tích tiêu bị chết sẽ còn tăng lên.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, với điều kiện mưa lớn kéo dài trong khi hệ thống thoát nước không tốt, cây tiêu rất dễ bị thối rễ, tạo điều kiện cho nấm bệnh Phytophthora spp có sẵn trong đất xâm nhập.

Rose
Theo Đời sống Plus/GĐVN