Chủ nhật, 19/01/2025 | 05:59
RSS

Gan nóng do đâu, cải thiện bằng cách nào?

Thứ năm, 09/12/2021, 15:39 (GMT+7)

Gan nóng là nguyên nhân dẫn đến mẩn ngứa, nổi mề đay, mụn nhọt. Nguyên nhân nào khiến gan bị nóng và có cách nào điều trị tình trạng này?

Gan nóng

Gan nóng thường dùng để chỉ tình trạng suy giảm chức năng gan

Gan nóng là gì?

Gan nóng là thuật ngữ dân gian thường dùng để thể hiện tình trạng suy yếu chức năng gan cấp tính. Trong cơ thể, gan là cơ gan có vai trò chính trong việc chuyển hóa và thải trừ độc tố. Khi chức năng gan suy yếu, độc tố không được thải trừ hết ra ngoài, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, mẩn ngứa, nổi mề đay, mụn nhọt… (dân gian thường gọi các triệu chứng là “nóng gan”).

Tùy vào thói quen ăn uống, sinh hoạt, hầu hết ai trong chúng ta cũng có thời điểm bị nóng gan. Các triệu chứng này thường thỉnh thoảng mới diễn ra và qua đi nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xuất hiện thường xuyên và kéo dài thì có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nghiêm trọng hơn.

Gan nóng

Gan nóng là thuật ngữ dân gian thường dùng để gọi tình trạng suy yếu chức năng gan cấp tính

Gan nóng do đâu?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng gan nóng. Trong đó, các nguyên nhân dưới đây được xem là thường gặp nhất.

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng như đồ ngọt, chất béo, nhiều đạm, đồ cay nóng làm gan phải tăng công suất hoạt động để chuyển hóa. Khi gan quá tải, các chất này không được chuyển hóa hết gây nên tình trạng nóng gan.
  • Thói quen xấu: những thói quen sinh hoạt không tốt như thức khuya, làm việc quá sức, chịu nhiều áp lực, stress cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nóng gan.
  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích: uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn... khiến gan phải phải hoạt động quá sức, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng gan nóng.
  • Tác dụng phụ của thuốc: sử dụng thuốc kháng sinh, kháng virus kéo dài, quá liều lượng cho phép khiến gan không kịp chuyển hóa, đào thải độc tố. Chức năng gan và thận suy yếu
  • Chức năng hoạt động của thận và gan bị suy yếu (xơ gan, suy thận, viêm gan): nên chức năng thanh lọc của gan và thận không đủ để giải độc, khiến cho các độc tố này bị tích tụ lại tại gan và các cơ quan liên quan trong cơ thể, gây độc cho các cơ quan này.
  • Một số nguyên nhân khác: môi trường ô nhiễm, khói bụi, nguồn nước thiếu vệ sinh, khí hậu nóng bức cũng có thể là nguyên nhân gây ra nóng gan.

Gan nóng có triệu chứng gì?

Các trường hợp nóng gan thường xuyên sẽ xuất hiện một hoặc nhiều biểu hiện dưới đây:

Nổi mẩn đỏ và ngứa: do lượng độc tố không được chuyển hóa hết ở gan và đi vào máu nên người bị nóng gan thường xuất hiện các mẩn đỏ thành từng cục hoặc từng mảng và có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khắp cơ thể.

Nổi mề đay trên da: xuất hiện các vết mề đay, nổi sần cục trên da, có thể gây ngứa nhiều hoặc ít. Càng gãi thì các vết mề đay các nổi lên nhiều hơn.

Thay đổi màu sắc da, mắt: khi chức năng gan suy giảm, không chuyển hóa hết lượng Bilirubin. Bilirubin tích tụ trong máu, gây ra hiện tượng vàng da, vàng mắt.

Phân và nước tiểu đổi màu: người nóng gan thường xuyên thì phân thường có màu bạc, trong khi nước tiểu có màu vàng đậm.

Hơi thở có mùi khó chịu: khi bị tổn thương, gan sẽ sản sinh ra nhiều amobnia, làm hơi thở có mùi hôi.

Các biểu hiện khác: chướng bụng, môi đỏ, môi khô, chảy máu chân răng, mất ngủ về đêm.

Gan nóng

Mẩn ngứa, nổi mề đay là một dấu hiệu đặc trưng của nóng gan

Gan bị nóng có cải thiện được không?

Gan nóng là dấu hiệu cảnh báo gan đang phải làm việc quá sức  hoặc/và chức năng gan bị suy giảm. Vì vậy, việc thăm khám, điều trị và điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt là việc làm cần thiết để giúp cải thiện tình trạng suy giảm chức năng gan.

  • Thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt khoa học, lành mạnh: ăn nhiều rau xanh, chất xơ, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý, tránh làm việc quá sức, stress, ngủ muộn sau 23 giờ.
  • Uống nhiều nước, trà thảo dược giải độc cho gan như actiso, giảo cổ lam, cà gai leo, rau đắng đất…
  • Ngăn ngừa các yếu tố gây hại cho gan như rượu bia, đồ uống có cồn, thực phẩm giàu năng lượng. Tránh lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.
  • Trường hợp các triệu chứng thường xuyên và kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh lý về gan nghiêm trọng hơn, cần thăm khám sớm tại bệnh viện để được chẩn đoán chính xác.
  • Bên cạnh đó, nên khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để được chẩn đoán phát hiện và xử lý kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Gan nóng

Nên thăm khám và xét nghiệm định kỳ để chẩn đoán và điều trị sớm

Giải độc gan, tăng cường chức năng gan bằng thuốc Đông y thế hệ 2

Đông y có nhiều bài thuốc giúp điều trị bệnh gan. Tuy nhiên, không phải thuốc nào cũng có hiệu quả, nhất là các bài thuốc làm theo trong sách hoặc các bài trên internet. Tuy hiếm nhưng vẫn có bài thuốc có hiệu quả thực sự, bài nhuận gan, tiêu độc, kiện tỳ, tăng cường khí huyết bí truyền là một ví dụ. Bài thuốc này giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, tăng cường chức năng gan hiệu quả.

Hiện nay, bài thuốc này đã được nghiên cứu sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm thuốc gan Đông y thế hệ 2 dạng viên nén tiện dụng. 

Thuốc gan Đông y thế hệ 2 đã được nghiên cứu lâm sàng so sánh hiệu quả với Silymarin (thuốc chuyên dùng để điều trị bệnh gan). Kết quả cho thấy, thuốc gan Đông y thế hệ 2 làm giảm các enzyme gan, cải thiện các triệu chứng bệnh gan tương đương với Silymarin.

TONKA - BỔ GAN, GIẢI ĐỘC, TÁI TẠO GAN

Gan nóng Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP- WHO

Điều trị viêm gan, suy giảm chức năng gan với các dấu hiệu:

Ăn không tiêu, đầy bụng, chán ăn

Dị ứng, mẩn ngứa, mề đay

Nóng trong, mụn nhọt

Tonka nguồn gốc thảo dược, có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

DS Nguyễn Minh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại