Thứ hai, 25/11/2024 | 05:25
RSS

Dùng lá chè xanh theo cách này, bé khỏi hẳn hăm tã sau 2 ngày thực hiện

Thứ năm, 09/02/2017, 08:18 (GMT+7)

Hăm tã là tình trạng thường gặp đối với trẻ sơ sinh. Hăm tã tuy không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Một nghiên cứu của giáo sư Krafchick, trưởng khoa da liễu trẻ em tại Đại học Toronto, Canada cho biết, có đến gần 50% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng hăm tã

Hăm tã dù không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng lại gây ra nhiều tác động không mong muốn cho sức khỏe và sự phát triển ở trẻ như biếng ăn, cáu gắt, khóc đêm, sụt cân…

Hăm tã khiến bé đau, quấy khóc và sút cân

Nguyên nhân chủ yếu gây hăm tã là do làn da mỏng manh của bé đã không được bảo vệ khi phải tiếp xúc lâu với các tác nhân kích ứng như phân hay nước tiểu. Hăm cũng có thể xảy ra do khi tắm xong, người bé còn ẩm mà mẹ đã vội quấn tã...

Ngoài ra, hăm da ở bé còn do một số nguyên nhân khác như da bị kích ứng với chất liệu của tã lót, tã lót của bé không được sạch sẽ, quấn tã quá chặt, bé ăn thực phẩm mới, bị tiêu chảy kéo dài...

Trong dân gian có rất nhiều biện pháp trị hăm tã cho trẻ, trong đó, cách dùng lá chè xanh được nhiều  mẹ áp dụng vì an toàn và đem lại hiệu quả cao.

Chỉ cần 1 lạng lá chè xanh, cách làm đơn giản như sau:

Nước chè xanh trị hăm tã cực hiệu quả

Bước 1: Rửa sạch lá chè xanh rồi để ráo

Bước 2: Đun 1 lít nước sôi rồi cho lá chè xanh vào đun cùng

Bước 3: Đun trong khoảng 10 phút thấy nước sôi trở lại thì tắt bếp

Bước 4: Để nước nguội còn ấm thì dội rửa nước lá vào vùng hăm háng cho con

Bước 5: Lau khô vùng da vừa rửa rồi mặc quần áo thoáng mát cho bé.

Mỗi ngày rửa cho bé từ 2 – 3 lần. Sau 2 ngày sẽ thấy các triệu chứng mẩn đỏ hết, bé khỏi hẳn không còn hăm nữa.

Xử trí đúng cách khi trẻ bị hăm tã

  • Không đóng bỉm cả ngày, chỉ đóng bỉm vào ban đêm để mẹ và bé ngủ ngon, lựa chọn bỉm có khả năng thông thoáng, thấm hút cao cho bé sử dụng.
  • Nếu trời ấm, ban ngày không đóng bỉm cho bé để lót dưới mông bé một tấm vải mỏng để thấm khi bé tè.
  • Thỉnh thoảng nhấc mông bé lên cho thông thoáng khí.
  • Không dùng khăn ướt lau cho bé, khi bé bị hăm, sau khi đi tiêu, mẹ rửa sạch bằng nước ấm rồi thấm khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm. Nếu bé tè thì nhúng khăn mềm vào nước ấm rồi lau nhẹ nhàng cho bé. Thấm lại bằng khăn khô sạch.
  • Giữ vệ sinh tay chân sạch sẽ khi thay tã cho bé.
Quỳnh Anh (T/H)
Theo Đời sống Plus