Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:14
RSS

Bé có dấu hiệu này, mẹ nhất định phải đưa đến viện nếu không sẽ ân hận cả đời

Thứ ba, 07/02/2017, 06:50 (GMT+7)

Phần lớn những cơn đau nhức, sổ mũi của trẻ sẽ khỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bé có một trong số những dấu hiệu này, mẹ hãy cho bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu không sẽ ân hận cả đời.

Sốt cao

Ở trẻ dưới 3 tuổi, nhiệt độ cơ thể có thể hơi cao một chút, hơn 37 độ cũng vẫn là nhiệt độ bình thường. Tuy nhiên, khi trẻ có biểu hiện sốt ở mức 38 độ mà không rõ nguyên nhân như (mọc răng, đi tiêm…), bạn cần đưa trẻ đi khám ngay để có những chẩn đoán kịp thời.

Không nên để trẻ sốt cao mới đi khám vì sốt cao quá, trẻ rất dễ bị co giật, nguy hại nghiêm trọng.

Sốt phát ban, cứng cổ và đau đầu

Những triệu chứng này với nhau, cùng với việc không thích ánh sáng, nôn mửa, khó tỉnh giấc, lơ mơ, có thể báo hiệu rằng con bạn có thể bị viêm màng não.

Điều quan trọng cần lưu ý là đôi khi không phải tất cả các triệu chứng đều xảy ra - ví dụ, có thể không cứng cổ hoặc phát ban.

Rất nhiều bệnh gây phát ban, nhưng một trong những dấu hiệu xảy ra do nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm trùng máu do viêm màng não, hiện lên đốm hay vệt, bất cứ nơi nào trên cơ thể.

Khi nhiễm trùng huyết xảy ra do viêm màng não, nó có thể gây đau chân, và bàn chân lạnh cóng.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, nên cho trẻ đi đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt.

Khóc dai dẳng mãi không thôi

Bố mẹ đừng chủ quan với biểu hiện này của trẻ nhỏ nhé. Vì trẻ còn bé, chưa nói được nên mọi dấu hiệu của bé bố mẹ đều phải quan tâm, sát sao.

Nếu bé khóc không dứt, khóc to, kèm theo sốt, đó có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng nặng hoặc thậm chí viêm màng não. Nên phải đưa bé đi khám ngay lập tức.

Có vấn đề về thở

Nếu con của bạn thở khò khè hoặc thở nặng nhọc, trẻ sẽ cần sự giúp đỡ của bác sĩ. Các vấn đề hô hấp là nguyên nhân đứng thứ 3 trong những trường hợp trẻ phải vào cấp cứu và là nguyên nhân thứ 5 gây tử vong ở trẻ trong độ tuổi từ 1 - 14.

Nguyên nhân có thể là hen suyễn, hoặc nhiễm virus như viêm phổi. Trẻ thường khó thở kèm theo triệu chứng cảm lạnh như sốt, chảy nước mũi, ho hay đau họng.

Các dấu hiệu khác là:

- Một màu xanh xung quanh miệng, môi hoặc móng tay

- Màu da nhợt nhạt hoặc xám

- Lỗ mũi nở rộng

- Da bị "hút vào trong" ở giữa, phía trên hoặc phía dưới lồng ngực

Dị ứng

Gần một nửa trẻ em bị dị ứng với một tác nhân trước tuổi 18. Dị ứng thức ăn có thể gây tử vong. Những khả năng nhất để gây dị ứng ở trẻ em là trứng, cá, các loại hạt (đặc biệt là đậu phộng), đậu nành, hải sản và sữa.

Chất gây dị ứng nghiêm trọng tiềm năng khác bao gồm ong chích và một số loại thuốc.

Nếu trẻ thở khò khè hoặc khó thở, phát ban, sưng môi, cổ họng hoặc lưỡi thì bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Đau bụng

Trẻ lớn xuất hiện đau bụng phía dưới, bên phải hoặc đột nhiên đau quặn bụng… thì các bà mẹ hãy bảo trẻ thử nhảy lên xuống, nếu thấy đau hơn khi làm vậy thì đó có thể là dấu hiệu đau ruột thừa.

Dấu hiệu trẻ bị viêm ruột thừa: tiêu chảy, sau đó đau bụng, nôn, đau đớn, sốt. Khi phát hiện con có những dấu hiệu này, bạn cần cho con tới cơ sở y tế để khám ngay.

Nếu trẻ nhỏ bị đau bụng thất thường, lúc thì quặn thắt lúc lại đó có thể là dấu hiệu của chứng lồng ruột – một loại rối loạn nghiêm trọng ở trẻ nhỏ khi các đoạn ruột bị vướng vào nhau. Cơn đau sẽ thường xuất hiện khoảng 20 đến 60 phút, có thể dẫn đến nôn mửa, sốt, đi ngoài ra máu.

Phân bé có mùi lạ

Một cách khác để phán đoán sức khỏe của trẻ đó chính là phương pháp quan sát “sản phẩm” của con. Nếu nhận thấy “sản phẩm” của bé có màu lạ so với bình thường thì các mẹ cần phải cảnh giác.

Nếu sản phẩm của trẻ có máu thì bạn hãy cẩn thận vì đây là dấu hiệu nguy hiểm từ đường tiêu hóa của con. Sản phẩm có màu đen hoặc trắng cũng đều là dấu hiệu của bệnh và cần đi khám ngay.

An Nhiên
Theo Đời sống Plus