- Chứa độc tố: Trong dưa chuột có 2 độc tố là cucurbitacin và tetracyclic triterpenoid khiến không ít người lo lắng khi dùng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, vị đắng trong quả dưa chuột được tạo ra bởi 2 độc tố nói trên nhưng nếu bạn không ăn quá nhiều thì sẽ không sao.
- Gây mất nước: Trong hạt dưa chuột có sự hiện diện của cucurbitin, một chất có tính lợi tiểu. Cho dù mức độ lợi tiểu của hợp chất tự nhiên trên chỉ dừng lại ở nồng độ nhẹ nhưng cũng có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể. Nếu ăn quá nhiều, chất này có khả năng kích thích quá trình bài tiết của chất lỏng gây mất cân bằng điện phân trong cơ thể, dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng.
- Quá nhiều vitamin C: Ăn quá nhiều hoặc ăn dưa chuột sai cách có thể gây ra tình trạng thừa vitamin C rất nguy hại, gây ức chế quá trình chống oxy hóa tự nhiên của chúng. Từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển không kiểm soát của các gốc tự do, làm tăng nguy cơ ung thư mụn, lão hóa sớm…
- Không tốt cho thận: Trong dưa chuột có rất nhiều vi chất kali. Tình trạng tăng kali huyết do dư thừa quá nhiều kali trong cơ thể sẽ gây nhiều vấn đề sức khỏe như đầy hơi, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu.
Tình trạng trên sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng gây ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng của thận.
- Đầy hơi, phù nề: Cucurbitacin là chất xuất hiện trong dưa chuột được coi là thủ phạm gây tình trạng khó tiêu. Tình trạng này gây phù nề, đầy hơi do cơ thể phản ứng với độc tố bằng cách loại bỏ qua khí hơi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người dị ứng với hành hay cây họ cải cũng nên hạn chế ăn dưa chuột.
- Gây viêm xoang: Theo lời khuyên của các chuyên gia, những bệnh nhân có tiền sử viêm xoang hoặc các bệnh về đường hô hấp cũng không nên ăn dưa chuột. Nếu ăn quá nhiều dưa chuột sẽ gây biến chứng nghiêm trọng.
- Dưa chuột và cam quýt: Cam quýt sản sinh vitamin C, nhưng dưa chuột lại phân giải hết, kết hợp 2 thứ sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng vốn có.
- Dưa chuột và lạc: Không nên ăn dưa chuột với lạc luộc bởi có thể gây tiêu chảy.
Không nên tiêu thụ, chế biến dưa chuột chung với cam quýt. Ảnh Internet
- Dưa chuột và cần tây: Làm giảm lượng vitamin C cần tây cung cấp.
- Dưa chuột và ớt: Làm giảm giá trị dinh dưỡng vốn có.
- Dưa chuột và súp lơ: Phá hủy các dưỡng chất súp lơ cung cấp.
- Dưa chuột và rau chân vịt: Làm giảm giá trị dinh dưỡng vốn có.
- Hạn chế ăn dưa chuột muối: Dưa chuột muối hương vị mặn, chứa chất nitrosamine không tốt cho bệnh nhân mắc bệnh gan, bệnh tim mạch, các vấn đề tiêu hóa và huyết áp cao.