Chủ nhật, 19/01/2025 | 06:36
RSS

Đối diện trầm cảm, căn bệnh đáng sợ khiến Jonghuyn tự tử như thế nào?

Thứ tư, 20/12/2017, 15:54 (GMT+7)

Thời gian vừa qua đã xảy ra rất nhiều các vụ tự tử của những người tuổi đời còn rất trẻ do trầm cảm. Vậy chứng trầm cảm là gì và nó nguy hiểm như thế nào? Nếu mắc bệnh trầm cảm chúng ta phải đối diện ra sao?

Những người măc bệnh trầm cảm thường gặp phải những buồn phiền, đau khổ thất vọng trong tình cảm, học tập, gia đình. Thậm chí có những người rất giỏi dang, tài năng, có cuộc sống tưởng chừng đáng mơ ước cũng bị mắc trầm cảm. Có một thực tế mà không phải ai cũng biết là 80% trong số chúng ta sẽ mắc trầm cảm trong một thời điểm nào đó của cuộc đời, khoảng từ 10-15% dân số có thể bị bệnh trầm cảm. 

bệnh trầm cảm nguy hiểm như thế nào
Trầm cảm giống như một cơn sóng ngầm vì không ai mắc bệnh cũng được phát hiện và điều trị kịp thời

Chia sẻ với PV Đời sống Plus, Ths.BS Chu Văn Điểu - Nguyên Trưởng khoa 5 - Bệnh viện Tâm thần TW cho biết, trầm cảm là bệnh của rối loạn cảm xúc, rối loạn trầm cảm là tập hợp của nhiều triệu chứng. Để chẩn đoán là trầm cảm, người bệnh chỉ cần có 2/3 triệu chứng chính và 2/9 triệu chứng phụ, các triệu chứng này tồn tại từ 2 tuần trở lên. Rối loạn trầm cảm có 3 nguyên nhân chủ yếu:

- Do nội sinh : Tự cơ thể phát ra không rõ nguyên nhân. 

- Do căn nguyên tâm lý: Các sang chấn tâm lý nhẹ kéo dài hoặc sang chấn tâm lý mạnh 

- Do các bệnh cơ thể khác nhau sinh ra ( trầm cảm thực tổn).

Dấu hiệu cho thấy một người đang bị trầm cảm

bệnh trầm cảm có dấu hiệu gì
Cảm giác trống rỗng hay buồn chán dai dẳng kéo dài mà không tìm ra nguyên nhân là dấu hiệu cho thấy một người đang bị trầm cảm

Thái độ bi quan: Trong cuộc sống không thiếu lúc chúng ta rơi vào bi quan. Nhưng vào hoàn cảnh bình thường mà cũng luôn bi quan không cần lí do thì trầm cảm có thể là nguyên nhân gây ra tất cả.

Lo lắng: Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh trầm cảm. Nếu bạn không có một nguyên nhân xác đáng mà vẫn luôn có cảm giác lo lắng về hiện tại và tương lai.

Hay mệt mỏi: Triệu chứng này kèm theo các dấu hiệu nói trên thì đó có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Bệnh nhân trầm cảm thường hay có cảm giác mệt mỏi và lo lắng không lí do, kèm theo mất ngủ kéo dài.

Căng thẳng nghĩ tới tự vẫn: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh trầm cảm. Người trầm cả thường xuyên nghĩ tới việc đi tự vẫn và thường xuyên tự đặt câu hỏi mình sống để làm gì.

Những người nào dễ mắc bệnh trầm cảm

những ai dễ mắc bệnh trầm cảm
Những người nào dễ mắc bệnh trầm cảm

Những người hay tự đánh giá thấp bản thân, những người dễ bị tác động bởi các hoàn cảnh bất lợi, những người bi quan cũng dễ bị trầm cảm hơn những người luôn sống vui tươi, lạc quan.

Những người thường xuyên tiếp xúc với các cảnh bạo lực, sự ruồng bỏ, sự lạm dụng hay sự nghèo khổ cũng hay lâm vào tình trạng trầm cảm. 

Nếu một người có người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì có thể có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn người bình thường.

Những người bị căng thẳng tâm lý kéo dài, gặp những sang chấn tâm lý như người thân yêu qua đời, đổ vỡ trong tình cảm, áp lực học hành, thăng tiến, tiền bạc hay bất cứ tình huống gây stress nào cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm.

Nếu bị trầm cảm bạn sẽ đối diện như thế nào

nếu bị bệnh trầm cảm bạn sẽ đối diện thế nào?
Nếu bị trầm cảm bạn sẽ đối diện như thế nào

Mỗi bệnh nhân mắc trầm cảm có một nguyên nhân khác nhau và có thể chấn động tâm lí trong từng hoàn cảnh. Vì vậy, dựa vào mỗi tình huống mà bác sỹ có cách điều trị khác nhau. Song, theo các chuyên gia y tế, lời khuyên dành cho những bệnh nhân đang trầm cảm là: luôn vui cười, nhìn nhận mọi vấn đề một cách nhẹ nhàng, bao dung, làm những gì mình thích để luôn thấy cuộc sống dễ chịu, giúp sức khỏe tinh thần của bạn được thoải mái.

Tập thể dục, chơi một môn thể thao thường xuyên không chỉ giúp bạn khỏe mạnh mà còn giúp phóng thích các chất dẫn truyền vào trong não, làm bạn cảm thấy cải thiện tâm trạng, giảm đau.  Thường xuyên chia sẻ, tâm sự với bạn bè, người thân , chuyên gia tâm lý hoặc một người mà bạn tin tưởng.

Đó là những giải pháp tự thân của người bệnh để giúp mình vượt qua trầm cảm, tuy nhiên, theo BS Điểu, nếu không may mắc trầm cảm, việc điều trị sớm mang lại hiệu quả tốt và tỷ lệ khỏi hẳn cao hơn. Khoảng 80% bệnh nhân trầm cảm sẽ khỏi hẳn sau thời gian điều trị liên tục 9-12 tháng, 20% bệnh nhân sẽ tái phát và phải điều trị lâu dài.

Người bệnh muốn điều trị trầm cảm thì hãy tới khoa tâm thần khám và cấp đơn điều trị tại nhà không cần nằm viện, mỗi tháng đến khám lại để điều chỉnh lại liều thuốc. Người bệnh phải uống thuốc theo đơn liên tục từ 9 tháng đến 1 năm tuỳ theo tình trạng bệnh của bạn. Trầm cảm thuộc chuyên khoa tâm thần quản lý và điều trị. 

PV
Theo Đời sống Plus/GĐVN