Rõ ràng, hôn nhân không chỉ là câu chuyện của hai người. Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu ở thời kì nào cũng là một vướng mắc khiến nhiều người lo lắng. Khi tình cảm mẹ chồng, nàng dâu không được tốt đẹp, nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.
Để duy trì một tình cảm tốt đẹp giữa mẹ chồng – nàng dâu, dưới đây là những điều bạn cần phải nhớ:
Đừng mặc định suy nghĩ: “Đó là mẹ chồng”
Hãy chỉ nhớ một từ trong đầu mình, đó là Mẹ. Khi bản thân bạn tự phân định rạch ròi tư tưởng đấy không phải mẹ ruột, chỉ là mẹ chồng, bạn sẽ tự khắc có tâm thế tiếp nhận suy nghĩ, tình cảm và hành động của mẹ chồng theo một cách khác biệt.
Khi tình cảm mẹ chồng, nàng dâu không được tốt đẹp, nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình. (Ảnh minh họa)
Ngay từ khi bạn có sự phân biệt này, bạn đang tạo ra một rào cản trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu. Hãy chỉ đơn thuần coi đó là mẹ của mình mà thôi. Khi bạn xóa nhòa đi ranh giới giữa mẹ chồng, nàng dâu, trong mọi việc cả hai sẽ dễ tìm được điểm chung hơn.
Hiểu được các vấn đề phổ biến gây ra xích mích mẹ chồng - nàng dâu
Khi bắt đầu về làm dâu, hãy học cách tìm hiểu về mẹ chồng, hiểu được những vấn đề chính có thể gây nguy cơ mâu thuẫn giữa hai mẹ con. Ví dụ, mẹ chồng bạn là người rất tiết kiệm, là người sạch sẽ, cẩn thận… trong cuộc sống hàng ngày hãy hạn chế những điều đi ngược lại với thói quen, tính cách của bạn.
Lường trước các vấn đề có thể xảy ra sẽ giúp bạn hạn chế được rất nhiều những mâu thuẫn khi cùng chung sống. Để làm được điều đó, bạn nên chủ động quan tâm, hỏi han, tâm sự với mẹ chồng để hiểu được tính tình của bà. Đây cũng là cách giúp hai mẹ con gần gũi nhau hơn.
Lường trước các vấn đề có thể xảy ra sẽ giúp bạn hạn chế được rất nhiều những mâu thuẫn khi cùng chung sống. (Ảnh minh họa)
Không phản ứng bằng thái độ hỗn hào
Tất nhiên trong cuộc sống, khi có nhiều mâu thuẫn xảy ra, bạn cũng không thể… nhịn mãi được. Nhưng dù việc bạn thanh minh, giải thích hoặc phản đối ý kiến của mẹ chồng, hãy phải luôn nhớ vị trí và thân phận làm con của mình.
Trong cách tranh luận, bạn không được dùng những lời lẽ hỗn hào, thiếu tôn trọng. Không chỉ là lời nói mà cả ngữ điệu, thái độ, cường độ nói của bạn cũng phải nhã nhặn, lịch sự. Dù mâu thuẫn là gì, thì bạn vẫn là phận con và cần phải có thái độ kính trọng với người mẹ của mình.
Trong cách tranh luận, bạn không được dùng những lời lẽ hỗn hào, thiếu tôn trọng. Không chỉ là lời nói mà cả ngữ điệu, thái độ, cường độ nói của bạn cũng phải nhã nhặn, lịch sự. (Ảnh minh họa)
Hãy suy nghĩ về chồng và gia đình của bạn
Trước khi có những hành động hoặc lời lẽ thể hiện sự bực tức, trong cách giải quyết mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, hãy nghĩ về chồng và con của mình. Dù cho có sự không hài lòng đi chăng nữa thì bạn cũng không thể chối bỏ mối quan hệ này. Đó là người phụ nữ sinh ra chồng bạn.
Vì thế, việc bạn nhún nhường, khéo léo hoặc có đôi chút hạ mình trước mẹ chồng cũng là một cách để thể hiện tình yêu và sự tôn trọng với chồng. Gia đình của bạn sẽ hạnh phúc và bình yên hơn nếu bạn luôn mang một tâm lí thiện chí với mẹ chồng, không làm cho mối quan hệ này trở nên căng thẳng.
Sau tất cả điều bạn cần phải nhớ chính là, chỉ cần bạn thật tâm, chân thành, thời gian sẽ giúp hai mẹ con hiểu nhau hơn và bỏ qua những điều không hợp, cùng xây dựng một đại gia đình yên ấm.