Ảnh minh họa
Ngày 27/2, ông Nguyễn Thượng Hiền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) (TN-MT), cho biết trên NLĐ, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), đã đưa ra các quy định cụ thể đối với chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, với kinh nghiệm học tập từ Hàn Quốc, Nhật Bản
Theo đó, đối với chất thải sinh hoạt hộ gia đình ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, dự thảo Luật quy định theo hướng thu tiền thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn qua hình thức bán các túi thân thiện với môi trường.
Cũng theo ông Hiền, thực chất đây là hình thức thu gom theo khối lượng, người xả nhiều rác sẽ phải trả nhiều tiền hơn thay vì tính phí theo đầu người hay hộ gia đình như hiện nay.
Ngoài ra VNE cho hay, dự thảo luật cũng quy định chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ chỉ định các đơn vị xuất các loại bao bì thu gom rác thân thiện với môi trường. Tiền bán bao bì được hạch toán để bù đắp chi phí xử lý chất thải cho nhà nước.
Hộ gia đình có khối lượng chất thải phát sinh dưới 300 kg mỗi ngày có thể lựa chọn hình thức mua túi của UBND các tỉnh, thành. Trong trường hợp lượng chất thải lớn hơn 300 kg, các tổ chức, cá nhân phải ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý rác thải.
Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV (tháng 5/2020) và dự kiến trình Quốc hội thông qua vào Kỳ hợp thứ 10 Quốc hội khóa XIV (tháng 10/2020).