Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:43
RSS

Đau thấu tâm can câu chuyện bé gái 8 tuổi tự lo hậu sự khi biết mình mắc bệnh ung thư

Thứ năm, 25/05/2017, 10:10 (GMT+7)

Câu chuyện "cô bé 8 tuổi ngoan ngoãn tự sắp xếp hậu sự cho mình" đã được lan truyền mạnh mẽ khắp mạng xã hội. Ai cũng không kiềm được nước mắt và khóc trong vô thức.

Quãng thời gian hạnh phúc ngắn ngủi

Câu chuyện xảy ra vào 21 năm trước, chính xác là ngày 30/11/1996, (tức ngày 20/10 âm lịch), có một bé gái người còn đỏ hỏn bị bỏ rơi cạnh một cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng (Trung Quốc).

Một người đàn ông tên Xa Sĩ Hữu khoảng 30 tuổi đi ngang qua và thấy đứa bé đang chịu sự giá rét của những ngày đầu đông đó đem lòng thương xót. Khi đó, anh thấy trên ngực bé gái có mảnh giấy với dòng chữ: "0 giờ ngày 20 tháng 10". 

Cuối cùng, anh đã mang bé gái về nhà nuôi đặt tên là Xa Diễm. Người đàn ông vĩ đại nà lúc đó chỉ biết phải đem đứa bé về nhà và chăm sóc nó, anh hoàn toàn không nghĩ ngợi thêm bất cứ điều gì.

Vì gia đình khốn khó, lại nuôi thêm đứa bé nên anh không dám lập gia đình. Khó khăn nối tiếp nhau, năm đó Xa Diễm chỉ là một đứa bé sơ sinh thèm khát sữa mẹ, anh Xa Sĩ Hữu vì quá nghèo khó nên cũng không có tiền mua sữa bột cho con gái.

 Anh Xa Sĩ Hữu thương Xa Diễm hơn mạng sống của mình. Ảnh: Thành Đô buổi chiều

Cuối cùng anh đành phải cho bé uống nước gạo qua ngày. Cũng chính vì vậy, từ nhỏ Xa Diễm đã ốm yếu gầy gò, nhưng lại ngoan ngoãn và rất đáng yêu. Hàng xóm xung quanh vô cùng yêu thương hai cha con họ.

Năm lên 5 tuổi, Xa Diễm thương cha làm lụng vất vả, nên tự ý thức được mọi chuyện, giúp cha làm công việc nhà như giặt giũ quần áo, nấu ăn,...Tưởng rằng em còn bé nên không đảm đương nổi, nhưng không, Xa Diễm làm rất tốt và là chỗ dựa tinh thần cho cha sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi.

Xa Diễm biết số phận mình không giống như những đứa trẻ khác, em không biết cha mẹ ruột là ai, chỉ biết người đàn ông hiện tại là người cha duy nhất trên đời này thương em. Hai cha con cứ thế mà dựa vào nhau sống qua ngày, em rất ngoan, không bao giờ để cha lo lắng hay nổi giận dù chỉ là một phút giây nào đó.

Lên tiểu học, Xa Diễm bắt đầu tự tìm đến bạn bè hàng xóm học lỏm và biết đọc chữ. Sau đó cô bé được đi học, và là niềm tự hào của anh Xa Sĩ Hữu, em không bao giờ để cha thất vọng về mình.

Sau mỗi ngày đi học về, em hát cho cha nghe, kể chuyện ở trường cho cha nghe, thỉnh thoảng còn chọc ghẹo cha, khiến cuộc sống hai cha con hạnh phúc hơn bao giờ hết. Nhìn gương mặt mãn nguyện của cha, Xa Diễm tự nhủ với lòng: "Mặc dù con không như những đứa trẻ khác là có mẹ bên cạnh, nhưng con đã có thể cùng cha nương tựa qua ngày thì đó là niềm hạnh phúc nhất trong cuộc đời con rồi".

Cuộc đời hạnh phúc bỗng rẽ ngang

Một buổi sáng tháng 5/2005, Xa Diễm bắt đầu chảy máu cam. Như thường lệ, cô bé thức dậy rửa mặt và phát hiện thau nước nhuốm đầy máu và máu trong mũi thì không ngừng chảy.

Lo lắng cho sức khỏe của con, anh Xa Sĩ Hữu liền vội vàng đưa con gái đến bệnh viện gần đó để kiểm tra. Nhưng khi đến nơi các y bác sĩ cũng không thể cầm được máu, liền chuyển cô bé đến bệnh viện Thành Đô (Trung Quốc) để tiếp tục cấp cứu.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ phán một câu khiến người cha đơn thân đứng hình, Xa Diễm mắc bệnh bạch cầu cấp tính. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm, và tốn kém khá nhiều chi phí. Bản thân hai cha con còn bữa đói bữa no thì lấy đâu ra tiền để chữa bệnh cho con gái.

Anh Xa Sĩ Hữu dường như suy sụp, nhìn con gái nằm trên giường mà anh chỉ biết khóc bất lực vì không làm được gì. Cuối cùng anh quyết định dù thế nào cũng phải cứu con gái.

Anh bắt đầu vay mượn khắp nơi, từ bạn bè hàng xóm để chữa bệnh cho con bé. Nhưng tích góp đó lại chẳng thấm vào đâu, để chữa bệnh này thì số đó chỉ như muối bỏ biển mà thôi.

Xa Diễm khi điều trị ung thư. Ảnh: Thành Đô buổi chiều

Anh quyết định bán đi ngôi nhà xiêu vẹo, cũng là tài sản duy nhất của mình để kiếm tiền chữa bệnh cho con. Nhưng vì căn nhà quá cũ nát nên nhất thời cũng không có người chịu mua.

"Con chỉ là đứa trẻ được cha nhặt về, con nghe mọi người nói bệnh của con tốn nhiều tiền lắm, nhà mình lại nghèo nữa, hay cha cho con xuất viện về nhà đi" - Xa Diễm nói với cha.

Ngày qua ngày, nhìn thấy sự lo âu hằng sâu trong đôi mắt anh, Xa Diễm đã nắm chặt tay cha, lời nói chưa kịp thốt nên thì nước mắt đã trực trào đầy gương mặt ngây thơ: "Cha ơi, con muốn chết".

Người cha giật mình đau lòng nhìn con gái bé bỏng: "Con chỉ mới 8 tuổi, tại sao lại muốn chết?". Cô bé nói: "Con chỉ là đứa trẻ được cha nhặt về, con nghe mọi người nói bệnh của con tốn nhiều tiền lắm, nhà mình lại nghèo nữa, hay cha cho con xuất viện về nhà đi".

Ngày 18/6/2005, đứa con gái 8 tuổi đã thay mặt người cha không biết chữ, tự điền vào tờ giấy: "Tự nguyện từ bỏ điều trị cho Xa Diễm".

Bắt đầu tự lo hậu sự

Hôm đó từ viện về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có một tấm áo mới, và em muốn được chụp một bức ảnh. Em giải thích cho cha: "Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở trong ảnh".

Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn, tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn một chiếc quần cộc màu hồng phấn, người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi Xa Diễm mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra.

Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm cười, nhưng cuối cùng cũng không kìm được để nước mắt chảy ra. Em đã không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu làng, mắt ươn ướt.

Bức ảnh Xa Diễm để lại cho cha. Ảnh: Thành Đô buổi chiều

Nếu không có một phóng viên tên là Truyền Diễm của tờ "Thành Đô buổi chiều", thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng bị cuốn đi theo gió.

Cô phóng viên này sau khi biết tin từ bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau khi bài báo "Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu sự" được đăng, cả thành phố Thành Đô đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động.

Có một phong trào lan truyền trên khắp Trung Quốc, trong cả đời sống thật của thế giới người Hoa lẫn trên mạng ảo, những người có lòng tốt bắt đầu quyên góp để cứu sinh mệnh mong manh của cô bé.

Trong vòng mười ngày, con số quyên góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới 560.000 nhân dân tệ, đủ để chi phí phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao nhiêu trái tim nhân ái.

Xa Diễm chịu đựng đợt hóa trị khó chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên giường truyền dịch, đầu giường đặt một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa, thỉnh thoảng em quay người sang đó nôn.

Sự kiên cường của đứa bé khiến người lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh, người điều trị chính cho em giải thích, giai đoạn hóa trị, đường ruột và dạ dày sẽ phản ứng kịch liệt, thời gian đầu mới hóa trị, mỗi lần Xa Diễm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến "ho" một tiếng cũng không.

Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em "không khóc, không kêu la, cũng không chảy nước mắt, đến động đậy cũng không dám".

Hai tháng hóa trị, Xa Diễm qua được chín cửa "quỷ môn quan", sốc nhiễm trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hóa... lần nào cũng "hung hóa cát".

Chuyện gì đến cũng phải đến, tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn bệnh tật quái ác, và ra đi an lành. Trên bia mộ, một bức ảnh Xa Diễm cười mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn: "Con đã từng được sống, con rất ngoan! (30/11/1996-22/8/2005)".

Thái Hà (T/h)
Theo Đời sống Plus