Thứ tư, 15/01/2025 | 16:52
RSS

Đau cổ gáy sau khi ngủ dậy: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Thứ bảy, 20/04/2024, 07:31 (GMT+7)

Đau cổ gáy sau khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Tìm hiểu chính xác nguyên nhân mới tìm được giải pháp khắc phục hiệu quả.

Tìm hiểu cách điều trị đau cổ gáy sau khi ngủ dậy

MỤC LỤC:
Đau cổ gáy sau khi ngủ dậy là như thế nào?
Biểu hiện của đau cổ gáy sau khi ngủ dậy
Nguyên nhân gây đau cổ sau gáy khi ngủ dậy
Phòng ngừa và điều trị đau cổ gáy sau khi ngủ dậy

Đau cổ gáy sau khi ngủ dậy là như thế nào?

Đau cổ gáy sau khi ngủ dậy là tình trạng đau nhức, kèm cảm giác căng cứng khó cử động và đau mỏi khó chịu ở vùng cổ gáy sau khi thức giấc.

Đây là một triệu chứng phổ biến, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tình trạng này khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động và thực hiện các sinh hoạt thường ngày.

Nguy hiểm hơn, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý xương khớp nghiêm trọng, cần điều trị y tế sớm.

Đau cổ gáy là tình trạng đau nhức, kèm cảm giác căng cứng khó cử động

Biểu hiện của đau cổ gáy sau khi ngủ dậy

Triệu chứng đau cứng cơ cổ, thường gặp một bên, đau bên trái hoặc bên phải.

Hoạt động vùng cổ khó khăn, khó khăn khi quay đầu, ngửa cổ hoặc gập cổ.

Nếu cố gắng cử động sẽ đau nhiều hơn, nhức mỏi, khó chịu

Nguyên nhân gây đau cổ sau gáy khi ngủ dậy

Đau vùng cổ gáy sau khi ngủ dậy do nhiều nguyên nhân gây ra:

Tư thế ngủ và gối không phù hợp

Ngủ sai tư thế (nằm sấp, nằm nghiêng một bên cổ...) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất.

Nằm ngủ sai tư thế khiến các mạch máu vùng cổ bị chèn ép, khiến quá trình cung cấp oxy cho tế bào cơ bị giảm, hình thành acid lactic giải phóng nhiều, gây mỏi cơ vùng cổ gáy.

Đặc biệt khi nằm sấp, phần cổ có thể bị lệch sang một bên, gây căng thẳng cho các cơ ở cổ và đốt sống trong nhiều giờ.

Sử dụng các loại gối kê không phù hợp, quá cứng, quá cao, quá thấp hoặc không nằm gối sẽ làm cho cổ ngửa ra trước và ra sau quá nhiều tạo sức căng lớn cho dây chằng cột sống cổ làm đau cổ gáy.

Thay đổi tư thế đột ngột khi ngủ

Các cử động đột ngột do lăn lộn hoặc phản ứng với một giấc mơ như ngồi bật dậy, vung vẩy chân tay, co quắp người trong khi ngủ có thể làm căng cơ hoặc bong gân cổ.

Tư thế sinh hoạt, vận động không phù hợp

Những tư thế sinh hoạt, vận động không phù hợp như ngồi lệch vai, cúi khom lưng, nằm xem điện thoại, thói quen bẻ cổ, xoay cổ quá mạnh hoặc khuân vác đồ nặng, sử dụng máy lạnh, quạt gió liên tục ảnh hưởng vùng cổ gáy… làm tăng nguy cơ đau cổ gáy khi ngủ dậy.

Đặc biệt, ngồi làm việc liên tục nhiều giờ trước màn hình vi tính, ít di chuyển cũng là yếu tố khởi phát cơn đau ở cổ.

Chấn thương vùng cổ

Một số chấn thương gặp phải khi chơi thể thao làm việc hay té ngã, chẳng hạn bong gân, giãn dây chằng, lệch đốt sống… có thể không gây đau ngay lập tức, mà khởi phát dần dần.

Thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý xương khớp mãn tính, thường gặp ở tuổi trung niên (trên 50 tuổi). Khi cột sống cổ bị thoái hóa, chức năng bọc lót, nâng đỡ của đĩa đệm và các mô mềm hỗ trợ đều suy giảm, khiến cho các đốt sống dễ cọ xát vào nhau gây đau và căng cứng vùng cổ.

Viêm cột sống cổ

Quá trình viêm sẽ bào mòn sụn và xương cột sống theo thời gian, từ đó phá hủy cấu trúc và sự liên kết chặt chẽ của cột sống cổ. Lúc này, vùng cổ thường xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng đỏ và hạn chế phạm vi cử động.

Gai đốt sống cổ

Gai xương là những mô xương nhỏ mọc rải rác ở bề mặt đốt sống cổ khi cột sống cổ bị thoái hóa hoặc tổn thương. Sự xuất hiện của các cựa xương này sẽ gây áp lực lên dây thần kinh gần đó hoặc cọ xát vào các mô mềm quanh cột sống, gây đau và tê mỏi cổ.

Thoát vị đĩa đệm vùng cổ

Tùy vào mức độ thoái hóa cột sống cổ, đĩa đệm sẽ bị thoát vị ở mức độ nặng – nhẹ khác nhau. Khi đĩa đệm thoát vị sẽ gây áp lực lên dây thần kinh hoặc tủy sống của cột sống cổ, dẫn đến đau và tê mỏi cổ, thậm chí có thể ảnh hưởng tới vùng lân cận là vai, cánh tay và lưng trên.

Thoát vị đĩa đệm vùng cổ dẫn tới đau cổ sau gáy khi ngủ dậy

Phòng ngừa và điều trị đau cổ gáy sau khi ngủ dậy

Để ngăn ngừa chứng đau cổ gáy sau khi ngủ dậy hoàn toàn có thể được chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu thông qua các biện pháp đơn giản sau:

1.     Thay đổi tư thế ngủ

Không nên nằm sấp, nghiêng một bên khi ngủ. Nếu ngủ nghiêng, bạn hãy kê một chiếc gối giữa hai chân để giữ cho cổ thẳng hàng với cột sống. Nếu nằm ngửa, bạn nên đặt một chiếc khăn đã cuộn lại hoặc một chiếc gối mỏng ở bên dưới cổ để hỗ trợ cột sống tốt hơn.

Không nên chọn loại đệm quá dày hoặc quá mỏng. Chọn đệm phù hợp giúp cơ vùng cổ thư giãn và không bị ảnh hưởng khi thay đổi tư thế ngủ.

2.     Duy trì tư thế vận động hợp lý

Cố gắng duy trì tư thế thích hợp khi đứng, đi và nhất là khi ngồi làm việc hoặc sử dụng máy tính.

Tránh gập vai và cổ về phía trước quá nhiều, hãy luôn giữ thẳng cổ, vai và lưng.

Không ngồi quá lâu một tư thế, nên vận động nhẹ thay đổi tư thế.

Không để không khí lạnh thổi trực tiếp vào vùng cổ gáy.

3.     Tập luyện đều đặn

Tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục, vận động cơ thể giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp bao gồm những cơ ở vùng cổ và tăng cường đàn hồi chịu lực của vùng cổ.

4.     Chườm giảm đau

Chườm nóng, chườm lạnh đúng lúc sẽ giúp hạn chế sưng tấy và thư giãn các cơ.

5.     Massage cổ vai gáy

Massage, xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ bị đau giúp làm tăng độ dẻo dai và khỏe khoắn cho cột sống cổ nhờ thúc đẩy tuần hoàn máu.

6.     Tập vật lý trị liệu

Tập vật lý trị liệu và các bài tập hỗ trợ cơ vùng cổ, sử dụng các thiết bị máy điện xung, máy siêu âm... tác động sóng vật lý vào cơ vùng cổ giúp cơ thư giãn và giảm đau.

7.     Dùng thuốc Tây y

Người bị đau cổ sau gáy có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ, thuốc hỗ trợ loãng xương…

8.     Dùng thuốc xương khớp Đông y

Người bị đau cổ sau gáy do viêm khớp, thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, vôi hóa, gai đôi cột sống… đa phần là bệnh mãn tính, cần phải điều trị thời gian dài. Do vậy, xu hướng mới trong việc điều trị là dùng thuốc xương khớp Đông y, nhờ đặc tính an toàn và hiệu quả lâu dài.

Đông y có bài thuốc trị bệnh xương khớp, với tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp, điều trị hiệu quả các chứng phong tê thấp: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau lưng, đau thần kinh tọa, tê bại chân tay; Hỗ trợ điều trị thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh tái phát.

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Xương Khớp Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Xương Khớp Đông y dạng viên nén (ví dụ: Xương Khớp Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, người bị đau cứng cổ khi ngủ dậy có thể tham khảo sử dụng.

Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, Thuốc XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT

Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
 
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống.
Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.

 

DS Triệu Ngọc
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại