Đau các khớp ngón tay và chân có thể do nguyên nhân gây ra
MỤC LỤC
Đau các khớp ngón tay và chân là tình trạng gì?
Nguyên nhân gây đau khớp ngón tay và chân
Biện pháp điều trị đau khớp tay chân
Giảm đau khớp ngón tay và chân với thuốc xương khớp Đông y
Đau khớp ngón tay chân là tình trạng khó chịu và đau nhức tại các khớp ngón tay và ngón chân.
Nguyên nhân gây đau có thể liên quan tới một bệnh lý về khớp hoặc là kết quả của một chấn thương tại vị trí các khớp này.
Các cơn đau thường có xu hướng tăng lên khi vận động, cầm nắm hay đi lại kèm theo tình trạng cứng khớp, mỏi khớp.
Tình trạng này lặp lại thường xuyên và có xu hướng nặng dần theo thời gian, gây hạn chế khả năng vận động và sự linh hoạt của các bàn tay và chân.
Cơn đau tại các khớp ngón tay và chân thường có đặc điểm:
Đau âm ỉ, đau nhói hoặc đau buốt
Đôi khi còn kèm theo cảm giác nhức nhối bên trong các khớp như có dao đâm
Cảm giác đau từng cơn hoặc kéo dài liên tục
Đau tăng lên khi cử động các khớp và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể xuất hiện thêm các biểu hiện đi kèm khác bao gồm:
Tê mỏi chân tay hoặc chỉ tê ngón tay, ngón chân
Cứng khớp đặc biệt là vào buổi sáng khi thức dậy
Sưng viêm, nóng đỏ tại các khớp bị đau
Sốt hoặc không sốt
Tiếng kêu "lục cục" phát ra ở các khớp khi cử động
Yếu cơ ở ngón tay và chân
Ngón tay, ngón chân bị gập góc bất thường
Biến dạng các khớp ngón tay và chân
Khó thực hiện các cử động thông thường như cầm nắm đồ vật, đứng nhón chân…
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới việc các khớp ngón tay và chân bị tổn thương, viêm và đau, bao gồm các bệnh lý xương khớp, chấn thương hoặc do ảnh hưởng từ lối sống.
Thói quen sinh hoạt và lối sống
Thói quen sinh hoạt, lối sống và nghề nghiệp tác động lên các khớp trong thời gian dài, có thể gây thoái hóa và mòn các sụn khớp. Hiện tượng này có thể gặp phải do:
Vận động khớp nhiều
Hoạt động sai tư thế
Mang giày dép quá chặt
Lối sống ít vận động
Thừa cân, béo phì
Thiếu hụt canxi
Thường xuyên bẻ khớp ngón tay, chân
Bệnh xương khớp
Thoái hóa khớp
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp vảy nến
Viêm khớp ngón tay chân
Đa xơ cứng
Loãng xương
Bệnh gout
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ chân
Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng gây đau các khớp ngón tay và chân là bệnh thần kinh ngoại biên, tiểu đường, hội chứng viêm bao gân, viêm bao hoạt dịch khớp ngón tay, ngón chân
Thoái hóa sụn khớp là nguyên nhân gây đau khớp ngón tay chân
Do chấn thương
Các cơn đau ngón tay chân cũng có thể là kết của của một chấn thương xảy ra trong quá trình sinh hoạt, lao động hoặc luyện tập thể thao, như:
Gãy xương ngón tay, xương ngón chân
Trật khớp
Rách cơ
Bong gân
Rách sụn
Giãn cơ...
Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ hoặc làm trầm trọng thêm các cơn đau nhức khớp ngón tay chân như: tuổi tác, giới tính nữ, người thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích, thay đổi thời tiết tiền sử gia đình có mắc các bênh lý xương khớp hoặc người từng có chấn thương trước đó.
Việc điều trị đau các khớp ngón tay và chân cần phải dựa vào cường độ đau, mức độ ảnh hưởng và bệnh lý nguyên nhân trong từng trường hợp cụ thể.
Nguyên tắc điều trị chính là giảm đau, loại bỏ tác nhân và phục hồi chức năng vận động của khớp bị ảnh hưởng. Các phương pháp đang được áp dụng bao gồm:
Sử dụng thuốc
Các thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid có thể giúp giảm sưng viêm khớp, cải thiện cơn đau nhẹ và vừa.
Ngoài ra, trong một vài trường hợp cụ thể, người bệnh có thể được chỉ định thêm các thuốc khác như: thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm, thuốc giảm axit uric, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc corticoid...
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng cho từng đối tượng cụ thể để phù hợp nhất với tình trạng bệnh và sức khỏe người bệnh.
Mục đích chính của liệu pháp là giảm đau các khớp ngón tay và chân, cải thiện tình trạng cứng khớp, viêm khớp, tê bì chân tay, phục hồi chức năng vận động.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương cho các mô sụn và đầu xương dưới sụn.
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường chỉ được áp dụng với các trường hợp đau nhức khớp nghiêm trọng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Hoặc được chỉ định trong các trường hợp có kèm theo biến dạng khớp, nổi u ngoài khớp hoặc chèn ép thần kinh...
Các biện pháp chăm sóc hỗ trợ tại nhà
Với các cơn đau nhẹ, không ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng hoạt động và đi lại, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp giảm đau và hỗ trợ tại nhà như:
Sử dụng kem bôi tại chỗ hoặc thuốc giảm đau không kê đơn.
Mang nẹp khớp ngón tay, ngón chân vào ban đêm để bảo vệ khớp, giảm thiểu tác động từ bên ngoài đến các khớp bị đau.
Mang nẹp giúp bảo vệ và giảm đau khớp ngón tay chân
Chườm lạnh/ nóng để làm giảm các cơn đau một cách nhanh chóng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà áp dụng chườm lạnh hay chườm nóng cho phù hợp.
Nghỉ ngơi, hạn chế các hoạt động tại bàn tay, bàn chân để tổn thương trong các khớp nhanh lành.
Tránh các hoạt động có thể làm tăng nặng cơn đau ở các khớp ngón tay, ngón chân.
Sử dụng trà an thần như trà hoa cúc để làm dịu thần kinh và cơ, giúp dễ ngủ hơn và hạn chế các cơn đau xuất hiện vào ban đêm.
Nâng cao tay chân khi ngủ có thể giúp giảm sưng khớp.
Tình trạng đau khớp ngón tay và chân theo quan niệm Đông y phần nhiều là do ngoại tà xâm nhập gây tổn thương, suy giảm chức năng vận động đồng thời cản trở quá trình lưu thông khí huyết đến nuôi dưỡng khớp.
Chữa các bệnh xương khớp theo y học cổ truyền thường tập trung vào giải quyết nguyên nhân gây bệnh bằng cách đuổi ngoại tà, cải thiện lưu thông khí huyết.
Bên cạnh đó cũng kết hợp các vị thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau, giảm sưng và phù nề để điều trị triệu chứng, cải thiện sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Nhờ vậy mà hiệu quả không chỉ rõ rệt mà còn lâu dài, giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển hay tái phát.
Đông y có bài thuốc xương khớp có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp hiệu quả, từ các dược liệu như đương quy, đỗ trọng, cẩu tích, đan sâm, liên nhục, tục đoạn, thiên ma, cốt toái bổ, độc hoạt, sinh địa, uy linh tiên, thông thảo, khương hoạt, hà thủ ô đỏ…
Nhờ tác dụng 4 trong 1, bài thuốc thường được dùng trong các trường hợp phong tê thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại, hỗ trợ điều trị thoái hoá…
Hiện nay, bài thuốc xương khớp hiệu quả này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Xương Khớp dạng viên nén tiện sử dụng.
Thuốc Xương Khớp dạng viên nén hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc.
Người bị đau các khớp ngón tay và chân do bệnh xương khớp có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, Thuốc XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT Điều trị hiệu quả các chứng phong tê thấp: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau lưng, đau thần kinh tọa, tê bại chân tay; Hỗ trợ điều trị thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống. Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả bệnh tái phát. |