Tìm hiểu trị bệnh xương khớp theo y học cổ truyền
MỤC LỤC
Nguyên nhân gây bệnh xương khớp theo y học cổ truyền
Phân loại bệnh xương khớp
Biện chứng của các bệnh xương khớp trong Đông y
Nguyên tắc điều trị bệnh xương khớp theo y học cổ truyền
Các phương pháp y học cổ truyền điều trị bệnh xương khớp
Theo y học cổ truyền, bệnh xương khớp thuộc phạm vi chứng "tý", chỉ tình trạng kinh mạch bị bế, lưu thông ngừng trệ. Chứng tý là phần đau phía ngoài cơ thể (phần biểu).
Bệnh chủ yếu gây đau ở cơ nhục, cốt bì, đau khớp đau lưng, đau thần kinh tọa…
Nguyên nhân chính gây ra các vấn đề xương khớp là do chức năng của hai tạng can – thận suy giảm kèm theo sự xâm phạm của các ngoại tà như phong – hàn – thấp.
Trong đó, phong nặng hơn thì gọi là hành tý, hàn nặng hơn thì gọi là thống tý, thấp nặng hơn thì gọi là trước tý... Mùa đông bị bệnh thì gọi là cốt tý, mùa xuân bị bệnh thì gọi là cân tý, mùa hạ bị bệnh thì gọi là mạch tý, cuối hạ bị bệnh thì gọi là cơ tý, mùa thu bị bệnh thì gọi là bì tý.
Theo Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác, điều cốt yếu của chứng tý là do bên trong cơ thể bị hư suy, hai kinh can thận bị suy yếu khiến cho tinh huyết giảm, không nuôi dưỡng được gân xương, tà khí thừa cơ xâm nhập vào cơ thể mà gây nên bệnh.
Sách Nội kinh có chia ra thành tổng cộng năm chứng tý, nhưng hiện nay hầu hết chia bệnh xương khớp thành 3 nhóm dựa trên nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh xương khớp là bệnh thuộc chứng "tý"
Biện chứng về bệnh tà
Triệu chứng đặc trưng của chứng tý có sự khác biệt do cảm thụ tà khí có tính chất khác nhau.
Trường hợp thấy đau nhức cơ khớp có tính chất di chuyển thì thuộc phong thắng.
Đau nhức xương khớp cố định, khi gặp lạnh đau tăng, gặp ôn ấm đau giảm thì đau là thuộc hàn thắng.
Đau có tính nặng nề, nhức nhối, tê buốt thì thuộc thấp thắng.
Đau kèm sưng nóng đỏ, co rút cân mạch thuộc nhiệt thắng.
Các khớp sưng đau lâu ngày, sưng nề cục bộ hoặc chủ yếu thấy đau nhức khớp chi dưới thì thuộc đàm.
Sưng nề, cứng nhắc các khớp, đau cố định, da tại chỗ đau ám tím hoặc có ứ ban thì thuộc ứ.
Biến chứng hư và thực
Thực chứng thường thấy ở bệnh mới mắc, bệnh khởi phát cấp tính, chính khí chống lại tà khí mạnh nên gây đau dữ dội, mạch thực và có lực.
Hư là bệnh lâu ngày, diễn biến kéo dài, hao thương khí huyết, tổn thương ảnh hưởng đến tạng phủ, can thận bất túc, mạch hư và vô lực.
Hư thực thác tạp thường thấy bệnh kéo dài triền miên do đàm ứ hỗ kết, can thận hao hư.
Nguyên nhân bệnh sinh cơ bản của chứng tý do phong, hàn, thấp, nhiệt, đàm, ứ làm trệ tắc khí huyết kinh lạc nên nguyên tắc điều trị cơ bản của chứng tý là khứ tà, thông lạc. Trong đó:
Điều trị bệnh xương khớp theo y học cổ truyền gồm 2 cách chính là dùng thuốc và điều trị tại chỗ không dùng thuốc. Thường người bệnh sẽ được kết hợp đồng thời 2 hay nhiều phương pháp cùng lúc để đạt hiệu quả tối ưu.
Châm cứu
Châm cứu là một trong những phương pháp điều trị thoái hóa, đau đốt sống cổ được áp dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, khi khí huyết bị suy yếu, các kinh lạc trong cơ thể sẽ bị tắc nghẽn, gây ra các triệu chứng đau đớn và cản trở sự lưu thông của khí huyết.
Châm cứu có tác dụng kích thích các huyệt đạo trên cơ thể, giúp cải thiện lưu thông khí huyết và cân bằng cơ thể.
Ngoài ra, việc châm cứu còn giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và loại bỏ các độc tố tích tụ trong cơ thể, giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Châm cứu trong y học cổ truyền
Xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng kích thích các huyệt đạo trên cơ thể, giúp cải thiện lưu thông khí huyết và cân bằng cơ thể.
Đồng thời việc kích thích các huyệt vị còn có tác dụng giảm đau và căng thẳng, thư giãn cơ bắp và giảm bớt các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, việc xoa bóp bấm huyệt cần được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và đảm bảo kỹ thuật và an toàn.
Thủy châm điều trị
Thủy châm (hay tiêm thuốc vào huyệt) là một phương pháp chữa bệnh kết hợp Đông – Tây y.
Nguyên tắc chính là phối hợp tác dụng chữa bệnh của châm kim theo học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền với tác dụng chữa bệnh của thuốc tiêm.
Có những loại thuốc tiêm có tác dụng toàn thân, có những loại thuốc chỉ có tác dụng tăng cường và duy trì kích thích của châm kim vào huyệt để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Ngâm thuốc, xông hơi thuốc
Ngâm thuốc và xông hơi là hai phương pháp nằm trong phép chữa ngoài của Đông y.
Bằng cách dùng các thuốc có tinh dầu tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu viêm, lưu thông kinh lạc… nhằm đả thông và tác động tới các bộ phận phía ngoài cơ thể như da, niêm mạc, gân cơ để chữa bệnh.
Phương pháp này có tác dụng kích thích hệ tuần hoàn, tiêu hoá, thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng chuyển hoá, chống viêm, chống stress và điều hoà cơ thể.
Đặc biệt ngâm thuốc giúp giảm những cơn đau do co gân cơ, cứng khớp.
Sử dụng tia hồng ngoại
Hồng ngoại nguồn nhân tạo do các loại đèn hồng ngoại phát ra có công suất khác nhau.
Tác dụng chủ yếu là nhiệt nóng, được chỉ định để: Giảm đau, giãn cơ, tăng cường lưu thông máu, ngoại vi; Chống viêm mạn tính; Sưởi ấm.
Laser châm cứu
Đây là một phương pháp châm cứu đặc biệt, kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại.
Việc sử dụng ánh sáng đơn sắc phát ra từ một thiết bị laser công suất thấp (<=250 milliwatt) chiếu vào các huyệt trên hệ thống kinh lạc giúp cơ thể lập lại thăng bằng âm – dương nhằm mục đích điều trị và phòng bệnh.
Ưu điểm của phương pháp laser châm cứu là không gây đau, không có nguy cơ nhiễm khuẩn.
Cấy chỉ
Cấy chỉ chữa đau xương khớp là đưa đoạn chỉ Catgut (một loại chỉ ngoại khoa, tự tiêu trong 15-20 ngày) vào huyệt đạo có tác dụng chữa bệnh xương khớp.
Đây là phương pháp được coi là bước đột phá trong điều trị bệnh xương khớp, kết hợp giữa châm cứu truyền thống và thành tựu của y học hiện đại.
Cấy chỉ có thể áp dụng với nhiều bệnh nhân khác nhau, bao gồm cả người già và trẻ nhỏ, đồng thời giúp giảm thời gian và tiết kiệm chi phí điều trị đáng kể.
Điều trị bằng thuốc Đông y
Đông y dùng thuốc điều trị đầu tiên phải phục hồi chức năng chủ gân cốt của gan thận, sau đó bổ khí huyết, thông kinh hoạt lạc. Các bệnh xương khớp do phong hàn, phong thấp thì phải khu phong tán hàn, khu phong trừ thấp…
Các vị thuốc chính được sử dụng trong điều trị xương khớp bao gồm: đương quy, đỗ trọng, cẩu tích, đan sâm, liên nhục, tục đoạn, thiên ma, cốt toái bổ, độc hoạt...
Thuốc Xương khớp Đông y có sự kết hợp và tổng hòa tác dụng của các vị thuốc này theo nguyên tắc vừa trị bệnh, vừa bồi bổ. Thuốc thường có công dụng chính là bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
Dựa trên nền tảng y học dân tộc, được phát triền dựa trên bằng chứng khoa học, dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt chuẩn quốc tế các nguyên liệu được cô đọng và sản xuất ở dạng viên nén thuận tiện, dễ dàng sử dụng.
Thuốc xương khớp Đông y là lựa chọn an toàn vàc hiệu quả cao cho các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Thuốc còn giúp hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống, phòng ngừa bệnh tái phát.
Đông y hướng tái việc tái tạo cân bằng, nuôi dưỡng cơ thể để tự điều hòa chữa lành bệnh tật. Nhờ vậy mà cho hiệu quả cao và giảm thiểu đáng kể nguy cơ tái phát, giúp chất lượng sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh trở nên tốt hơn.
Thuốc Xương Khớp Đông y (ví dụ Xương Khớp Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, Thuốc XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT Tác dụng - Chỉ định: |