Thứ năm, 25/04/2024 | 19:20
RSS

Con đau miệng tưởng bệnh thông thường, đi khám bác sĩ phát hiện nguyên nhân không ngờ

Chủ nhật, 02/12/2018, 11:26 (GMT+7)

Thấy con bị đau miệng, mẹ tưởng bệnh thông thường, người mẹ không ngờ răng con trai mọc dựng đứng, đâm thủng môi.

Bé trai bị răng đâm thủng môi, bác sĩ cảnh báo sai lầm của phụ huynh
Chiếc răng mọc ngược khiến bé trai thường xuyên bị đau

Mới đây, câu chuyện về bé trai có chiếc răng ở hàm trên mọc ngược, đâm vào một phần trong môi tạo thành lỗ hổng lớn đã gây xôn xao cộng đồng mạng. Câu chuyện được mẹ của bé - chị Chelle Ebron Trance người Philippines chia sẻ.

Theo Ngôi sao, chị Chelle Ebron Trance cho biết, lúc đầu, nghe bé kêu đau chị chỉ nghĩ con trai bị đau miệng. Nhưng sau khi kiểm tra thấy chiếc răng lạ, chị vội đưa con đi gặp bác sĩ.

Deneb Grace Pelaez – bác sĩ của Trung tâm Nha khoa D Square cho biết, chiếc răng mọc ngược như của cậu bé rất hiếm gặp. Tuy nhiên, việc răng mọc lệch có thể xảy ra với bất kỳ ai. Bác sĩ chia sẻ: "Có trường hợp răng vĩnh viễn mọc ra khi chân răng sữa không tiêu khiến răng bị mọc sai cách".

Bác sĩ Pelaez cũng khuyên các bậc cha mẹ nên kiểm tra răng miệng con thường xuyên và khám răng định kỳ cho các con ngay từ khi còn nhỏ. “Ngay từ lúc trẻ 1 tuổi, bạn đã có thể đưa trẻ đến nha sĩ để được chăm sóc răng và các bộ phận trong khoang miệng", bác sĩ khuyên.

Pelaez cũng nhấn mạnh, nếu bé gặp vấn đề về răng miệng, nên đưa con đến gặp nha sĩ để xử lý.

Theo sức khỏe đời sống các bác sĩ nha khoa cho hay, có khá nhiều trường hợp bác sĩ phải gây mê toàn thân trẻ từ 2 đến 3 tuổi để trị sâu răng và nhiễm trùng nặng do cha mẹ không đem con đi khám để phát hiện sớm bệnh răng mệng của trẻ. Đáng ra, trẻ phải được đưa đi khám răng lần đầu khi vừa thôi nôi hoặc lúc mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Sau đó sẽ đến khám nha khoa định kỳ 6 tháng một lần khi chăm sóc răng miệng trẻ em.

Phụ huynh cũng cần lưu ý, đến thời kỳ thay răng, chân răng sữa sẽ tiêu, răng sữa lung lay và rụng để răng vĩnh viễn mọc lên. Răng nào mọc trước sẽ thay trước. Nếu rặng không tự rụng nên đưa trẻ tới bác sĩ nha khoa khám và nhổ.


Xem thêm video: Trẻ 10 tháng tuổi bị tím đùi, xước mặt sau khi từ trường mầm non về

Mai Anh (t/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN