Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:37
RSS

Có thể chữa nhiệt miệng bằng kem đánh răng được không?

Thứ ba, 29/08/2023, 11:17 (GMT+7)

Bạn có tin rằng kem đánh răng có thể loại bỏ những khó chịu do nhiệt miệng gây ra và giúp nhanh lành vết loét nhiệt? Cách này có thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn không? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

I. Vì sao bị nhiệt miệng? 

Có lẽ ai trong đời cũng từng trải qua ít nhất một lần bị nhiệt miệng. Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp phổ biến ở nhiều người, ở các độ tuổi khác nhau. Nhiệt miệng gây ra các vết loét do thường có hình tròn hay hình bầu dục, kích thước to, nhỏ, trung bình khác nhau.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng, cụ thể như sau:

Theo Tây y thì nhiệt miệng xảy ra có thể do:

  • Cơ thể bạn bị thiếu đi một số loại vitamin B6, C, kẽm, axit folic và các khoáng chất khác khiến cơ thể mất sức đề kháng, các virus xâm nhập vào cơ thể, phát triển gây ra bệnh. 
  • Bị nhiễm khuẩn trong vùng khoang miệng, tạo thành các vết loét trên niêm mạc miệng. 
  • Bị mắc các bệnh sâu răng, viêm nướu lợi. 
  • Căng thẳng, stress hay rối loạn nội tiết tố thời kỳ mang bầu, kỳ kinh nguyệt.
  • Rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể, bệnh tự miễn hoặc một số bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng. 
  • Ngoài ra việc đánh răng sai cách, làm răng, niềng răng, vô tình cắn vào mô mềm bên trong khoang miệng… gây ra tổn thương niêm mạc miệng, tổn thương nướu dẫn tới nhiệt miệng. 

Còn theo quan điểm của y học dân gian, căn bệnh nhiệt miệng phát sinh có thể do cơ thể bị nóng trong ảnh hưởng đến tâm, can, tỳ, vị, thận. Nhiệt độc tích tụ lại không được đào thải ra bên ngoài bốc lên sinh ra các vết lở loét miệng ở bên trong má, nằm trên nướu, lưỡi hoặc môi khiến người bệnh ăn uống hay trò chuyện đều thấy khó chịu, đau nóng rát, miệng có mùi hôi…

  • Điều này xuất phát chủ yếu do chế độ ăn uống như ăn quá nhiều chất béo, khó tiêu, đồ chiên xào… 
  • Dùng nhiều tân dược gây nóng trong hay chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ không khoa học. 

Chữa nhiệt miệng bằng kem đánh răng

II. Chữa nhiệt miệng bằng kem đánh răng được không?

Vết loét nhiệt đau nhức khó chịu khiến bạn thắc mắc: "Nhiệt miệng bao lâu thì khỏi?" Thông thường nhiệt miệng là căn bệnh lành tính, không quá nguy hiểm và thường tự khỏi trong vòng 10 - 15 ngày. 

Tuy nhiên một số trường hợp nhiệt miệng có thể tái phát trở lại, gây khó chịu, đau đớn khiến không ít người băn khoăn mình tại sao bị nhiệt miệng liên tục như vậy. Người bệnh thường áp dụng một số cách để dễ chịu hơn như súc miệng bằng nước muối loãng, chấm mật ong lên vết loét hay dùng kem đánh răng thường ngày để lại dịu đi triệu chứng khó chịu. 

Trong kem đánh răng có chứa nhiều hương vị the mát, hơi tê nhẹ. Bởi vậy khi bôi một kem đánh răng lên các vết loét bớt đau xót hơn, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. 

Một số thành phần khác trong kem đánh răng cũng có tác dụng ngừa vi khuẩn, săn se mau lành các vết lở. 

Cách thực hiện khá đơn giản: Bạn chỉ cần bôi một ít kem lên vết lở, khoảng vài phút sau sẽ súc miệng lại bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn sẽ giúp khỏi hẳn các nốt nhiệt miệng trong thời gian ngắn. 

Tuy vậy nhưng không phải loại kem đánh răng nào cũng chữa trị được nhiệt miệng. Sử dụng không đúng loại kem đánh răng còn khiến vết loét nhiệt trở nên trầm trọng hơn. Vậy loại kem đánh răng nào chữa được nhiệt miệng?

III. Cách lựa chọn loại kem đánh răng chữa nhiệt miệng

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại kem đánh răng có thành phần khác nhau. Để lựa chọn được loại kem đánh răng phù hợp trị nhiệt miệng, bạn cần nắm rõ một số nguyên tắc như sau:

  • Không nên chọn những kem đánh răng có chứa thành phần Sodium Lauryl Sulfate bởi chất này rất dễ làm kích ứng các vết thương hở, làm cho các vết viêm loét ngày càng nặng thêm. 
  • Lựa chọn tốt nhất là ưu tiên các dòng kem đánh răng có chứa các thành phần thiên nhiên như trà xanh, bạc hà, hoa cúc, cam thảo… Chúng có tinh chất thanh nhiệt, giải độc, the mát, tê nhẹ rất tốt trong việc điều trị, phòng ngừa nhiệt miệng cũng như các bệnh lý liên quan đến răng miệng khác. 
  • Chọn các loại kem đánh răng tại những cơ sở uy tín, chất lượng tốt cho người tiêu dùng. Không nên dùng những sản phẩm không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến bệnh nhiệt miệng cũng như sức khỏe tổng thể. 

Chữa nhiệt miệng bằng kem đánh răng được không

IV. Một số lưu ý khi sử dụng kem đánh răng chữa nhiệt miệng

Dùng kem đánh răng chữa nhiệt miệng là một cách hay, đơn giản hỗ trợ chữa lành các nốt nhiệt miệng. Để đạt được hiệu quả cao nhất, các bạn cần chú ý một số điều sau: 

  • Dùng kem đánh răng với một lượng vừa phải, tránh kích ứng niêm mạc khiến các vết loét trở nên nặng nề hơn. 
  • Bôi nhẹ nhàng lên các vết loét để tránh bị trầy xước, tổn thương. 
  • Ngoài kem đánh răng bạn có thể dùng các sản phẩm khác như nước súc miệng, nước muối sinh lý hay nước muối pha loãng, mật ong, baking soda… để hỗ trợ chữa trị giúp các vết loét mau lành hơn. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho khoa học, lành mạnh góp phần ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. Tăng cường ăn nhiều thức ăn thanh mát, giải nhiệt, thức ăn dạng lỏng, uống nhiều nước. Hạn chế thức ăn cay, mặn, độ axit cao khiến vết loét thêm nặng hơn. 
  • Trên thực tế dùng kem đánh răng có tác dụng cải thiện triệu chứng, sạch sẽ, dịu nhẹ đi khoang miệng, giảm đau rát khó chịu, tạo điều kiện phục hồi nhanh các vết viêm loét. Tuy nhiên kem đánh răng không thể thay thế thuốc đặc trị. 
  • Nếu tình trạng nhiệt miệng không thuyên giảm, thường xuyên tái phát; người bệnh cần đi thăm khám, tìm hiểu chính xác nguyên nhân. Từ đó có phương pháp điều trị đúng đắn, phù hợp, hiệu quả, tránh nhiệt miệng tái phát dai dẳng. 

Mẹo chữa nhiệt miệng bằng kem đánh răng đơn giản, dễ thực hiện. Hy vọng mẹo nhỏ trên sẽ giúp người bệnh mau chóng thoát khỏi phiền toái do nhiệt miệng gây ra.

thông tin tư vấn

 

DS. Minh Huệ
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại